Ana Clara Guerra Marques: Trụ cột của múa đương đại châu Phi

Ana Clara Guerra Marques là vũ công và thầy dạy múa đương đại người Angola, sáng lập ra Công ty Vũ điệu Đương đại Angola, cô là một trong những người tiên phong của múa đương đại ở châu Phi.
Ana Clara Guerra Marques: Trụ cột của múa đương đại châu Phi ảnh 1Ana Clara Guerra Marques. (Nguồn: Vietnam+)

Ana Clara Guerra Marques là vũ công và thầy dạy múa đương đại người Angola, sáng lập ra Công ty Vũ điệu Đương đại Angola. Cô là một trong những người tiên phong của múa đương đại ở châu Phi.

Ana Clara Guerra Marques sinh ngày 2/11/1962 tại Angola.

Năm 8 tuổi, cô bắt đầu học ballet cổ điển tại Học viện Múa Luanda và hoàn thành khóa học giảng viên múa năm 1978.

Sau đó, cô bắt đầu quản lý và điều hành trường dạy múa và tham gia các hoạt động với các giáo viên dạy múa.

Năm 1990, cô tham gia trường dạy nhảy nâng cao tại Lisbon và từ năm 1992 cô đóng vai trò là Giám đốc Công ty Vũ điệu đương đại tại Luanda.

Dù chặng đường sự nghiệp gặp nhiều chông gai nhưng cô vẫn kiên trì trên chiến dịch để nâng tầm và bảo vệ văn hóa múa đương đại, coi nó như một ngôn ngữ/tiếng nói nghệ thuật tại Angola dù khi biểu diễn trên sân khấu hay khi cô diễn thuyết, tổ chức hội thảo, workshop.

Khi là giáo viên vũ đạo cô luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giảng dạy múa đương đại ở Angola.

Ana Clara Guerra Marques là Hiệu trưởng trường dạy múa của Bộ Văn hóa của Angola từ năm 1978 đến 1999. Trong các tác phẩm thể hiện phong cách và khái niệm trình diễn mới của cô, nổi bật lên những tác phẩm mang tên Corpusnágua; Solidão; 1 Morto & os Vivos e 5 Estátuas para Masongi.

Là người tiên phong trong các vũ điệu đương đại tại Angola, cô đã giới thiệu các ý tưởng và khái niệm mới trong biểu diễn nhưng vẫn bảo tồn được đặc điểm truyền thống và dân tộc trong các điệu múa của người Angola.

Để làm được điều này, cô phải sử dụng điệu nhảy và múa đương đại như một cách để phản ánh xã hội về thế giới và về cuộc sống.

Các hoạt động nghệ thuật của cô gắn liền cũng những nhà văn, họa sỹ, nhà điêu khắc tên tuổi như Pepetela, Frederico Ningi, Jorge Gumbe, António Ole e Manuel Rui.

Trong nỗ lực làm đa dạng hóa ngôn ngữ múa, dựa trên các nghiên cứu và học hỏi cá nhân về các điệu nhảy truyền thống dân tộc Angola, giống như với nghệ thuật điêu khắc tượng, cô phải sử dụng những yếu tố góp nhặt để sáng tạo một ngôn ngữ riêng biệt mang chất đương đại của điệu múa Angola.

Cô đã thử nghiệm những yếu tố này trong sáng tác các tác phẩm như A Propósito de Lueji; Imagem & Movimento ou Uma frase qualquer... & Outras.

Ana Clara Guerra Marques có trách nhiệm sắp xếp vũ đạo của các màn trình diễn mở màn và hạ màn của giải Cúp bóng đá Châu Phi Orange năm 2010, là giáo viên vũ đạo và trưởng Ban nghệ thuật tại buổi trình diễn mở và hạ màn của Festival Văn hóa và Nghệ thuật quốc gia Angola năm 2014.

Ana Clara Guerra Marques còn là thạc sỹ Nghệ thuật Trình diễn và là thành viên của CID (Hội đồng múa quốc tế) của UNESCO. Cô là người duy nhất nghiên cứu trong lĩnh vực nhảy múa cùng mặt nạ của dân tộc Tcokwe Angola.

Bên cạnh việc giới thiệu các điệu nhảy, múa đương đại, cô còn giới thiệu các điệu nhảy , múa truyền thống của Angola với các tác phẩm theo mùa từ năm 2009 đến 2011 của Công ty Vũ điệu Đương đại.

Vào năm 1995, cô nhận giải thưởng “Identidade” và năm 2006, cô được trao bằng chứng nhận vinh dự của Bộ Văn Hóa và Giải thưởng Văn hóa nghệ thuật Quốc gia ở hạng mục Múa, bởi các đóng góp trong lĩnh vực giảng dạy và sáng tác, nghiên cứu của đất nước.

Vào năm 2011, cô tiếp tục nhận Bằng chứng nhận vinh dự của Hiệp hội nghệ sỹ và sáng tác quốc gia của Angola (UNAC) ở hạng mục “Trụ cột của nghệ thuật múa.”

“Angola là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam tại châu Phi. Sau 27 năm chìm trong nội chiến (1975-2002), Angola đã có những bước phát triển cả về kinh tế xã hội và nghệ thuật, trong đó, nổi bật nhất là nghệ thuật đương đại, trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.

Nghệ thuật đương đại của Angola phát triển mạnh khi nội chiến kết thúc. Cuộc nội chiến kéo dài được phản ánh sâu sắc trong văn hóa Angola, đây là đề tài chính của nền nghệ thuật đương đại Angola.”

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục