Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á

Hơn 90% các trường học ở Timor Leste đã bị tàn phá nặng nề hoặc phá hủy trước năm 2002, thời điểm quốc gia này giành được độc lập.
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 1Tình trạng học sinh phải ngồi ghép ở trường tiểu học công lập ‘Bairro Pite’ tại thủ đô Dili của Timor Leste không phải là hiếm. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)

Hơn 90% các trường học ở Timor Leste đã bị tàn phá nặng nề hoặc phá hủy trước năm 2002, thời điểm quốc gia này giành được độc lập. Đất nước non trẻ nhất Đông Nam Á mất khoảng 20% số giáo viên trung học cơ sở và 80% giáo viên trung học phổ thông trong thời thời gian từ thập kỷ 1980 tới năm 2002.

Năm 2001, Timor Leste mới bổ nhiệm Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của quốc gia này. Tuy nhiên, xét về lịch sử, đây cũng được coi là năm ‘bùng nổ’ của ngành này với khoảng 240.000 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vào lớp.

Ngân hàng Thế giới (WB) hay Chương trình Đối tác Giáo dục (GPE) đã tài trợ hàng loạt dự án cho Timor Leste, xây dựng hàng nghìn lớp học, đào tạo giáo viên, cung cấp trang thiết bị giảng dạy. Cơ hội đến trường cho trẻ em đã được cải thiện đồng loạt.

 

Những chương trình thiết thực này đã góp phần gia tăng số trẻ em đến trường. Giữa khoảng thời gian từ năm 2002-2014, số trẻ em vào lớp tăng 150%, từ 242.000 lên 364.000 học sinh. Trong khoảng thời gian này, số giáo viên tăng gần gấp đôi, lên tới 12.000 người.

Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 2Một bà giáo già từng nhiều năm gắn bó với trường tiểu học công lập Bairro Pite ở thủ đô Dili của Timor Leste. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 3Những khó khăn về vật chất không làm mất đi sự hồn nhiên và tinh nghịch của các học sinh. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 4Dù đa phần học sinh trường công lập đều thuộc các gia đình nghèo nhưng đồng phục các em khá tươm tất. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 5Trường Bairro Pite có 24 giáo viên và khá chật vật về nhân lực hiện nay khi nhiều thầy cô phải đứng từ 2-3 lớp. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 6Trang viết nắn nót của học sinh lớp 6 trường tiểu học. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 7Thời khóa biểu và ảnh cổ động học tập trong một lớp học. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 8Cô giáo Cicilia do Rosario dos Santos (30 tuổi) hiện đang dạy lớp 1 trường Bairro Pite. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 9Ngân hàng Thế giới (WB) hay Chương trình Đối tác Giáo dục (GPE) đã tài trợ hàng loạt dự án cho Timor Leste, xây dựng hàng nghìn lớp học, đào tạo giáo viên. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 10 Những chương trình thiết thực này đã góp phần gia tăng số trẻ em Timor Leste được đến trường. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 11Giữa khoảng thời gian từ năm 2002-2014, số trẻ em vào lớp tại quốc gia này tăng 150%, từ 242.000 lên 364.000 học sinh.. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 12Cuốn sách giáo khoa dạy tiếng Tatum bản địa. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 13Trang sách có đoạn viết: ‘Ngày xưa, có một cậu bé sống trong ngôi làng Oecusse. Cậu tên là Lafu.’ (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 14Cô giáo dạy lớp 1 Cicilia do Rosario dos Santos cho biết, lớp học phải xếp kiểu vòng cung phần vì thiếu bàn ghế, phần vì cô muốn tạo khoảng không thị phạm các bài học cho học sinh. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 15Thiết bị dạy học phần nhiều do giáo viên tự tạo. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 16 Ở các trường công tại Timor Leste, thông thường học sinh được miễn phí bữa ăn giữa giờ sáng hoặc chiều. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 17Trường công lập này có 765 học sinh, chia 2 buổi học, lớp 1, 2 và 6 học buổi sáng, lớp 3 và 4 học buổi chiều. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 18Trường Bairro Pite có một căngtin nhỏ phục vụ học sinh trong sân trường. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 19Cũng giống Việt Nam, ngoài cổng trường có một số hàng bán đồ ăn vặt cho trẻ em. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 20Cũng đủ món cho các em học sinh lựa chọn sau giờ học. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 21Ngôi trường cả trăm năm tuổi này bị san phẳng vào cuối thập niên 1990. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Cận cảnh ngôi trường tiểu học ở quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á ảnh 22Nó được xây dựng mới hoàn toàn từ cách đây 5 năm nhờ sự tài trợ của Sứ quán Mỹ ở Timor Leste. (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục