Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài”

“Những can thiệp nối dài” là một dự án nghệ thuật của nghệ sỹ Lê Phi Long với 2 tác phẩm “Tương lai ẩn khuất” và “Dị bản xâm lăng” được thực hiện ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi và ở TP.HCM.

“Những can thiệp nối dài” là một dự án nghệ thuật của nghệ sỹ Lê Phi Long với hai tác phẩm “Tương lai ẩn khuất” và “Dị bản xâm lăng” được thực hiện tại huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi và ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nhận thức của con người về mối nguy hại ô nhiễm môi trường từ rác thải.

“Tương lai ẩn khuất” là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt đặc thù địa điểm (site-specific art) thực hiện tại đảo Lý Sơn, địa danh du lịch biển đảo nổi tiếng của Việt Nam.

Lê Phi Long kết hợp một ekip 70 tình nguyện viên chọn địa điểm cổng Tò Vò - biểu tượng du lịch của đảo Lý Sơn, là nơi để thực hiện ý tưởng.

Êkíp của Lê Phi Long đã phân chia thành nhiều nhóm đi thu gom tất cả các loại rác thải dọc bờ biển trên đảo. Sau đó phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ, rác vô cơ phân theo từng màu sắc riêng biệt rồi công phu đan kết mạng lưới, quấn thắt lấy cổng Tò Vò.

Công việc hoàn thành trong 15 ngày, biến cổng Tò Vò - một cổng đá được tạo thành từ nham thạch núi lửa đã nguội thành một tác phẩm sắp đặt với những mảng màu đa sắc từ hàng trăm nghìn loại rác thải khác nhau.

Những bức ảnh chụp lại của “Tương lai ẩn khuẩt” quấn đầy rác với mục đích bày tỏ sự quan ngại trước thực trạng một địa điểm du lịch nổi tiếng như Lý Sơn đang bị bóp nghẹt bởi ô nhiễm môi trường.

Với tác phẩm này Long cũng muốn tạo nên một không gian thúc đẩy sự lựa chọn bằng thị giác thực sự cho khán giả: “Liệu các anh chị muốn đi trên rác hay đi trên cổng đá tự nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho hòn đảo này?.”

Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 1Bức ảnh về cổng Tò Vò ở Lý Sơn quấn thắt lại bằng những tấm lưới rác thải được thực hiện bởi Lê Phi Long và hơn 70 tình nguyện viên của dự án trong việc thu gom rác xung quanh đảo. (Ảnh: Nguyễn Luân)
Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 2
Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 3
Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 4
Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 5
Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 6
Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 7Bức ảnh về cổng Tò Vò ở Lý Sơn quấn thắt lại bằng những tấm lưới rác thải được thực hiện bởi Lê Phi Long và hơn 70 tình nguyện viên của dự án trong việc thu gom rác xung quanh đảo. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Từ cảm hứng tác phẩm ở cổng Tò Vò, Lê Phi Long  trở lại The Factory ở Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện một tác phẩm sắp đặt đặc thù địa điểm mới là “Dị bản xâm lăng.”

Phi Long chia sẻ, Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam với cư dân hơn 10 triệu người nên quá trình tiêu thụ hàng hóa rất mạnh mẽ và chủ nghĩa tiêu thụ đang được khuyến khích ở thành phố này.

Từ đây, vấn đề rác thải với khối lượng lớn thiếu kiểm soát nên sẽ tạo thành một cuộc “tấn công ngược” của rác vào sâu trong đời sống dân cư.

Vì vậy, “Dị bản xâm lăng” tạo nên từ một núi các loại rác vô cơ, đồ dùng nội thất, xóa nhòa ranh giới giữa “rác” và “đồ vật”, giữa “hữu dụng” và “vô dụng.”

Rác trong “Dị bản xâm lăng” là một thứ tài sản luân chuyển liên tục, tùy theo giá trị sử dụng của con người. Với người này, đồ vật hết giá trị sử dụng trở thành rác, nhưng với người khác, rác lại là tài sản có thể sử dụng được.

Một số sản phẩm từ rác thải của nghệ sỹ Lê Phi Long:

Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 8
Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 9
Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 10
Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 11
Câu chuyện rác thải của Lê Phi Long qua “Những can thiệp nối dài” ảnh 12“Dị bản xâm lăng” trong mắt công chúng trở nên ngập ngụa, đan xen vào cả đồ dùng nội thất, xóa nhòa ranh giới giữa “rác” và “đồ vật,” giữa “hữu dụng” và “vô dụng.” (Ảnh: Nguyễn Luân)
(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục