Chi tiết vụ cảnh sát Mỹ bắn chết người gây bạo loạn ở Ferguson

Vụ cảnh sát da trắng Darren Wilson bắn chết cậu thanh niên da màu Michael Brown ở thị trấn Ferguson đã gây nên tình trạng bạo loạn trên khắp nước Mỹ. Liệu Wilson có vô tội như phán quyết?
Chi tiết vụ cảnh sát Mỹ bắn chết người gây bạo loạn ở Ferguson ảnh 1Lực lượng vệ binh quốc gia được huy động lập lại trật tự ở Ferguson (Nguồn: AP)

Việc bồi thẩm đoàn ở thị trấn Ferguson (Missouri) đưa ra phán quyết không truy tố nhân viên cảnh sát Darren Wilson vì đã bắn chết cậu thanh niên da màu Michael Brown đã thổi bùng ngọn lửa bạo lực trên khắp nước Mỹ trong những ngày qua, làm mâu thuẫn thêm vấn đề sắc tộc vốn luôn gây nhức nhối tại quốc gia này.

Tuy nhiên, phân tích của truyền thông Anh, Mỹ cho thấy bồi thẩm đoàn đã rất cẩn trọng khi đưa ra phán quyết gây tranh cãi kể trên.

Theo Daily Mail, các thành viên bồi thẩm đoàn ở quận St Louis (Mỹ) đã gặp gỡ nhau trong vòng 3 tháng, với tổng cộng 25 ngày làm việc và nghe số lời khai dài hơn 70 giờ từ khoảng 60 nhân chứng - rất nhiều trong số đó đưa ra thông tin thậm chí đối đầu nhau, trước khi đưa ra phán quyết.

Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý từ những lời khai, mới được công tố viên Bob McCulloch công bố hồi đầu tuần này.

Lời khai của cảnh sát Darren Wilson

Wilson nói với bồi thẩm đoàn rằng anh đã bắt gặp Brown và một người bạn đang đi dưới phố nên đã yêu cầu cả hai phải đi lên vỉa hè. Tuy nhiên Brown đã có phản ứng tục tĩu đáp lại.

Wilson tiếp tục cho biết rằng anh thấy Brown cầm một nắm thuốc lá trong tay. Anh tin rằng 2 thanh niên này là nghi phạm trong vụ trộm tại một cửa hàng tạp hóa, với thông tin vừa được chuyển tới cảnh sát ít phút trước đó.

Wilson bèn gọi về tổng đài, đề nghị gửi thêm cảnh sát hỗ trợ. Tiếp đó anh lùi xe lại, chắn trước mặt Brown và bạn. Theo lời Wilson, khi anh định mở cửa, Brown đã đóng sầm nó lại. Wilson nói rằng đã đẩy cửa xe và Brown đang cố giữ cánh cửa ở phía ngoài. Đó là khi Brown giơ tay đấm anh vào mặt.

Wilson nói với bồi thẩm đoàn những suy nghĩ đã chạy qua đầu mình khi đó: "Tôi phải làm gì để không bị đánh trong xe mình?" Wilson cho biết đã rút súng và đe dọa bắn nếu Brown không lùi lại. Anh sợ rằng mình có thể "bất tỉnh hoặc tệ hơn" nếu nhận thêm một cú đấm nữa từ Brown.

Chi tiết vụ cảnh sát Mỹ bắn chết người gây bạo loạn ở Ferguson ảnh 2Bức ảnh do cơ quan công tố St Louis cung cấp cho thấy Darren Wilson đã bị thương sau vụ bắn Michael Brown (Nguồn: Reuters)
"Cậu ta lập tức túm lấy súng của tôi và nói rằng, ‘Mày quá hèn nhát nên không thể bắn tao’"  - Wilson nói và cho biết anh nghĩ mình sắp sửa bị bắn, khi Brown tìm cách quay nòng súng về hông anh.

Wilson nói rằng anh đã cố gắng kéo cò và khẩu súng kêu "cạch" 2 lần mà không nổ. Tuy nhiên trong lần xiết cò thứ 3, súng đã nổ, với viên đạn xuyên qua cửa sổ. Wilson nói rằng Brown lùi lại rồi nhìn anh với một gương mặt "căng thẳng, tức giận".

"Tôi chỉ có thể nói rằng gương mặt đó như quỷ dữ, trông cậu ta vô cùng tức giận. Cậu ta lại tiến về phía tôi thêm lần nữa, hai tay giơ lên cao" - Wilson khai.

Wilson cho biết đã giơ tay che mặt và nổ súng thêm lần nữa. Anh ngồi trong xe bắn liền 2 phát, trước khi Brown bỏ chạy. Wilson đã lái xe theo chân Brown. Khi Brown dừng lại, Wilson yêu cầu Brown nằm xuống dưới đất. Tiếp đó Wilson bắn thêm một loạt đạn nữa khi Brown tiếp tục tiến về phía anh và để tay phải dưới áo (giống như sắp rút súng).

Anh cho biết đã bắn vài phát đạn khi Brown liên tục tiếp cận mình. "Cậu ta chạy tới chỗ tôi, giống như muốn xuyên qua người tôi vậy" - Wilson kể.

"Và khi cậu ta cách tôi khoảng 2 tới 3 mét... tất cả những gì tôi nhìn thấy là đầu cậu ta và đó là điểm tôi đã nổ súng vào" - anh nói thêm.

Wilson, 28 tuổi, hiện đang được tạm nghỉ việc có trả lương trong thời gian cơ quan cảnh sát Ferguson tiến hành một cuộc điều tra nội bộ về vụ nổ súng.

Lời khai của các bạn nạn nhân

Tuy nhiên, lời khai do bạn của Brown là Dorian Johnson - người đi cùng nạn nhân trong ngày định mệnh đó - đưa ra trước bồi thẩm đoàn lại hoàn toàn khác. Johnson nói rằng cậu bị sốc khi thấy Brown đánh cắp thuốc lá từ một cửa hàng tạp hóa và tin rằng sẽ bị cảnh sát bắt khi cùng Brown về nhà.

Khi Wilson chạy ngang qua, anh này yêu cầu Brown và Johnson đi lên lề đường. Nhưng khi thấy 2 cậu trai phớt lờ mệnh lệnh của mình, anh đã lùi xe lại.

"Sau khi anh ta lùi lại thì đã không còn một cuộc nói chuyện nào về việc phải đi trên vỉa hè. Chỉ còn lại sự giận dữ" - Johnson nói trước bồi thẩm đoàn. Theo lời Johnson, Wilson đã bất ngờ mở cửa và đập cánh cửa vào người Brown. Tiếp đó anh ta đóng cửa và nắm lấy cổ Brown.

Chi tiết vụ cảnh sát Mỹ bắn chết người gây bạo loạn ở Ferguson ảnh 3Tình trạng cướp bóc diễn ra tràn lan (Nguồn: AP)

Theo lời Johnson, 2 người đã tham gia một cuộc vật lộn với nhau. Johnson cho biết có nghe Wilson dọa rằng "Tao sẽ bắn đấy", trong cuộc giằng co. Cậu nói rằng không thấy Brown đấm Wilson, cũng như có ý định cướp súng của viên cảnh sát. 

Johnson đã bị sốc khi thấy tình hình vượt tầm kiểm soát. "Khi ấy tôi không thể mở mồm, không thể nói. Tôi muốn nói với họ hãy bình tĩnh lại. Nhưng tôi chỉ đứng đó và sốc vì chuyện leo thang quá nhanh. Tôi nhìn thấy màn vật lộn, nghe thấy những lời chửi bới. Tôi thấy khuôn mặt họ càng lúc càng cau có" - cậu kể.

Sau khi Wilson nổ những phát súng đầu tiên, Johnson nói rằng cả cậu và Brown đều bỏ chạy. Khi Wilson nổ súng thêm lần nữa, Brown đã ngừng chạy và quay lại đối mặt với viên cảnh sát.

"Khi đó 2 tay của cậu ấy đã giơ lên cao, nhưng không cao quá bởi cậu ấy trúng đạn rồi... Cậu ấy nói rằng mình không có súng, nhưng anh ta (Wilson) vẫn điên tiết, vẫn tức giận. Cậu ấy lại nói rằng mình không có súng. Nhưng trước khi cậu ấy nói hết câu này thì vài tiếng súng vang lên" - Johnson nói. Cậu bác bỏ lời khai cho rằng Brown đã chạy lại để tấn công Wilson.

Điều tra viên làm việc như thế nào?

Thông tin chi tiết về những giờ diễn ra sau vụ nổ súng cũng được nhà chức trách công bố. Theo đó vào khoảng 1 giờ 30 chiều ngày 9/8, các điều tra viên bắt đầu tới hiện trường vụ nổ súng ở đường Canfield. Lúc đó đã có 1 đám đông người hiếu kỳ và cảnh sát hiện diện. Một người phụ nữ đã tiếp cận với 2 điều tra viên, tự nhận mình là Lesley McSpadden, mẹ của Brown.

Bà nói rằng con trai bị một viên cảnh sát Ferguson bắn và đang nằm trên phố. Bà cũng đưa ra thông tin nhận dạng con trai, gồm việc Brown cắt tóc kiểu Mohawk, có làn da đen vừa, nặng khoảng 140kg, có hình xăm Big Mike trên tay trái.

Các đặc điểm nhận dạng này sau đó đã được sử dụng để nhận dạng sơ bộ thi thể Brown.

Những chiếc xe bốc cháy tại một cửa hàng bán xe ô tô vào thứ 3 ngày 25/11 ở Dellwood, Missouri, Mỹ. (Nguồn: AP)
Những chiếc xe bốc cháy tại một cửa hàng bán xe ô tô vào thứ 3 ngày 25/11 ở Dellwood, Missouri, Mỹ. (Nguồn: AP)
Người dân đứng nhìn các cửa hàng bốc cháy vào thứ 3 ngày 25/11 ở Ferguson, Missouri, Mỹ. (Ngày: AP)
Người dân đứng nhìn các cửa hàng bốc cháy vào thứ 3 ngày 25/11 ở Ferguson, Missouri, Mỹ. (Ngày: AP)
Những người biểu tình chụp ảnh lẫn nhau trước một cửa hàng thời trang Juanita's Fashion R Boutique trên đại lộ West Florissant ở St. Louis, Missouri, Mỹ sớm ngày 25/11. (Nguồn: AP)
Những người biểu tình chụp ảnh lẫn nhau trước một cửa hàng thời trang Juanita's Fashion R Boutique trên đại lộ West Florissant ở St. Louis, Missouri, Mỹ sớm ngày 25/11. (Nguồn: AP)
Cảnh sát tiếp cận một cửa hàng ở Dellwood, Missouri, Mỹ ngày 25/11 khi xe ô tô đậu trong bãi đỗ xe bên cạnh đang bốc cháy. (Nguồn: AP)
Cảnh sát tiếp cận một cửa hàng ở Dellwood, Missouri, Mỹ ngày 25/11 khi xe ô tô đậu trong bãi đỗ xe bên cạnh đang bốc cháy. (Nguồn: AP)
Một nhiếp ảnh gia chạy khỏi tòa nhà đang bốc cháy trong một cuộc biểu tình vào ngày 25/11 ở Ferguson, Missouri, Mỹ. (Nguồn: Getty Images)
Một nhiếp ảnh gia chạy khỏi tòa nhà đang bốc cháy trong một cuộc biểu tình vào ngày 25/11 ở Ferguson, Missouri, Mỹ. (Nguồn: Getty Images)
Một người biểu tình ném gỗ vào một kho chứa hàng đang cháy ngày 24/11 ở Ferguson, Missouri. (Nguồn: AP)
Một người biểu tình ném gỗ vào một kho chứa hàng đang cháy ngày 24/11 ở Ferguson, Missouri. (Nguồn: AP)
Một cảnh sát chạy khỏi chiếc xe cảnh sát bị người biểu tình phóng hỏa vào ngày 24/11 ở Ferguson, Missouri. (Nguồn: Getty Images)
Một cảnh sát chạy khỏi chiếc xe cảnh sát bị người biểu tình phóng hỏa vào ngày 24/11 ở Ferguson, Missouri. (Nguồn: Getty Images)
Lính cứu hỏa dập tắt một đám cháy sau cuộc biểu tình này 25/11 ở Dellwood, Missouri.
Lính cứu hỏa dập tắt một đám cháy sau cuộc biểu tình này 25/11 ở Dellwood, Missouri.
Cảnh sát tập trung trên đường trong cuộc biểu tình ngày 24/11 ở Ferguson. (Nguồn: AP)
Cảnh sát tập trung trên đường trong cuộc biểu tình ngày 24/11 ở Ferguson. (Nguồn: AP)
Đội lính cứu hỏa cố gắng dập tắt đám cháy ở nhà hàng Little Caesar ở Ferguson. (Nguồn: EPA)
Đội lính cứu hỏa cố gắng dập tắt đám cháy ở nhà hàng Little Caesar ở Ferguson. (Nguồn: EPA)
Những người biểu tình chạy tìm chỗ trú khi khói tràn ngập khắp các con phố ở Ferguson ngày 24/11. (Nguồn: AP)
Những người biểu tình chạy tìm chỗ trú khi khói tràn ngập khắp các con phố ở Ferguson ngày 24/11. (Nguồn: AP)
Một người biểu tình được tưới sữa lên mặt để vô hiệu hóa hơi cay. (Nguồn: Reuters)
Một người biểu tình được tưới sữa lên mặt để vô hiệu hóa hơi cay. (Nguồn: Reuters)
Phản ứng của Lesley McSpadden, mẹ của Michael Brown, đeo kính râm, sau khi nghe phán quyết của tòa án về vụ việc vào ngày 24/11. (Nguồn: AP)
Phản ứng của Lesley McSpadden, mẹ của Michael Brown, đeo kính râm, sau khi nghe phán quyết của tòa án về vụ việc vào ngày 24/11. (Nguồn: AP)
Lesley McSpadden, mẹ của Michael Brown, đang được đưa khỏi khu vực phía trước sở cảnh sát Ferguson. (Nguồn: Getty Images)
Lesley McSpadden, mẹ của Michael Brown, đang được đưa khỏi khu vực phía trước sở cảnh sát Ferguson. (Nguồn: Getty Images)

Khi cuộc điều tra tiếp diễn, đã có nhiều nhóm người trong trạng thái kích động xuất hiện quanh hiện trường. Cuộc điều tra bị gián đoạn nhiều lần do đám người này quẳng những lời đe dọa về phía cảnh sát. Báo cáo cũng ghi nhận có tiếng súng nổ không rõ do ai bắn xuất hiện quanh hiện trường vụ án.

Bác sĩ pháp y tới hiện trường lúc 2 giờ 30 chiều và đã gỡ bỏ tấm vải trắng đã phủ lên thi thể Brown. Điều tra viên thấy rằng Brown đang nằm úp bụng xuống đường, bên phải gương mặt cậu ta áp với mặt đường. Có máu trên mặt đường, tại khu vực gần với đầu Brown, chảy dần ra theo hướng Tây. Không có gì nằm trong tay phải hoặc trái của Brown. Có những vết thương dễ nhận thấy trên thi thể Brown, giống với các vết đạn bắn. Các vết thương này nằm ở thân, tay phải, đầu và tay trái. Túi phải của Brown có 2 đồng 5 USD và một cuốn sổ ghi chú. Túi trái có 1 chiếc bật lửa màu đỏ, 1 chiếc bật lửa khác màu đen.

Vệt máu của Brown

Bồi thẩm đoàn nhận được một bản phân tích hiện trường, cho thấy các vệt máu của Brown chạy dài tới 6 mét, cho thấy cậu đã dừng lại và quay về phía Wilson.

Trong khi đó viên cảnh sát đầu tiên tới hiện trường sau Wilson cho biết đã nghe thấy giọng của anh này trong trại thái bị "kích động". Khi gần tới nơi, viên cảnh sát còn nghe thấy 4 tiếng súng vang lên liền nhau. Do bị khuất tầm nhìn, ông không biết chuyện gì đã diễn ra. Sau đó ông thấy một nam thanh niên đang nằm trên vỉa hè và Wilson đứng cách anh ta khoảng 1 mét, trong trạng thái chuẩn bị chiến đấu.

Chi tiết vụ cảnh sát Mỹ bắn chết người gây bạo loạn ở Ferguson ảnh 4Xe cảnh sát bị đốt cháy tại thị trấn Ferguson (Nguồn: AP)

Khi viên cảnh sát đỗ xe và tiến tới gần hiện trường, nam thanh niên đã hoàn toàn bất động và đang chảy máu ồ ạt. Ông bèn gọi tổng đài điều xe cấp cứu, một người giám sát và các điều tra viên của Ferguson tới hiện trường. Ông cũng chỉ huy một viên cảnh sát khác tới sau mình phong tỏa hiện trường.

Theo lời ông, bộ cảnh phục của Wilson trông có vẻ bẩn thỉu, túi áo sơmi bị bung ra. Ông cũng thấy vết bẩn ở một bên mặt Wilson và máu bám ở tay viên cảnh sát này.
Ông này sau đó cũng khai với các điều tra viên rằng không trực tiếp quan sát vụ nổ súng và chỉ nghe thấy những tiếng súng.

Lời khai của nhân chứng không khớp

Công tố viên Ferguson Bob McCulloch cho rằng các nhân chứng tận mắt thấy vụ nổ súng này đã đưa ra các lời khai không khớp với chứng cứ hiện trường.

Ví dụ một số nhân chứng lên mạng xã hội và còn cho báo chí biết việc họ thấy Wilson đứng trên người Brown và bắn cậu này 2 viên vào lưng. Tuy nhiên kết quả khám nghiệm pháp y cho thấy Brown không bị bắn vào lưng.

Chi tiết vụ cảnh sát Mỹ bắn chết người gây bạo loạn ở Ferguson ảnh 5Di ảnh của Michael Brown trong đám tang hồi tháng Chín (Nguồn: AP)

Theo McCulloch, sau khi kết quả khám nghiệm pháp y được công bố, một số nhân chứng đã điều chỉnh lời khai. Họ cho biết thực tế không trực tiếp chứng kiến vụ nổ súng, nhưng có nghe câu chuyện do hàng xóm kể. Được biết gần như mọi cuộc thẩm vấn theo sau vụ nổ súng bắn Brown đều được ghi âm./.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục