EU muốn hành động chống tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố

Tại cuộc họp Hội đồng ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/11 ở Brussels, các bộ trưởng đã bàn đến vấn đề tài trợ cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
EU muốn hành động chống tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố ảnh 1Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. (Nguồn: Reuters)

Tại cuộc họp Hội đồng ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/11 ở Brussels, các bộ trưởng đã bàn đến vấn đề tài trợ cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Trước khi vụ tấn công đẫm máu xảy ra tại Paris, chương trình nghị sự cuộc họp đã dự kiến tập trung vào cuộc xung đột ở Syria và cuộc chiến chống IS. EU muốn hành động trên 3 phương diện: nhân đạo, ngoại giao và an ninh.

Về phương diện an ninh, EU không liên quan trực tiếp tới việc ném bom tiêu diệt IS mà tìm các cách thức để chấm dứt việc tài trợ cho tổ chức này.

Đặc biệt, giống như cách mà một số quốc gia EU tham gia vào liên minh quốc tế chống IS, phá hủy các cơ sở lọc dầu của IS ở Iraq và Syria. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Didier Reynders, cần phải ngăn chặn việc xuất khẩu dầu do phong trào khủng bố sản xuất bằng cách gây sức ép lên các nước láng giềng.

Liên quan đến cuộc chiến chống IS, đòi hỏi phải có một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria. Tại cuộc họp, các ngoại trưởng đã nhắc lại việc ủng hộ cho các cuộc thảo luận ở Vienna về vấn đề Syria.

Hôm 14/11 vừa qua, các nhân tố chính của khu vực và quốc tế trong cuộc xung đột Syria đã nhất trí về một lộ trình cho quá trình chuyển giao chính trị tại Syria và hỗ trợ ý tưởng ngừng bắn giữa chế độ Syria và phe đối lập. Theo lộ trình này, phía Syria có 6 tháng để lập hiến pháp mới. Sau đó 1 năm sẽ tiến hành bầu cử tự do.

Về phương diện nhân đạo của EU, một bộ phận người dân Syria trốn chạy sự tàn bạo của IS. Kể từ năm 2011, Ủy ban châu Âu (EC) và các quốc gia thành viên EU đã chi hơn 4 tỷ euro để giúp đỡ hàng triệu người Syria phải di chuyển chỗ ở hoặc chạy tị nạn sang các quốc gia láng giềng.

Tại hội nghị, các ngoại trưởng Ba Lan và Slovakia đã đưa ra nhận định về mối liên hệ giữa các cuộc tấn công ở Paris và cuộc khủng hoảng người nhập cư. Một trở ngại tiềm tàng đối với việc triển khai, vốn đã khó khăn, kế hoạch tái định cư 160.000 người tị nạn ở châu Âu./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục