Hà Nội: Dự án Vành đai 4 là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Hoài Đức

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh huyện Hoài Đức cần tập trung cho các nhiệm vụ để triển khai dự án đường Vành đai 4; tập trung giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân.
Hà Nội: Dự án Vành đai 4 là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Hoài Đức ảnh 1Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Chiều 23/9, tại buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Hoài Đức về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng năm 2022; Đề án xây dựng huyện thành quận và triển khai dự án đường Vành đai 4-vùng Thủ đô, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trả lời trực tiếp từng nội dung 33 đề xuất của huyện.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, huyện Hoài Đức cần tập trung cho các nhiệm vụ để triển khai dự án đường Vành đai 4; trong đó tập trung cho giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân.

“Phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và giao chỉ tiêu cho từng cá nhân, từng xã, thành nội dung cam kết thi đua đảm bảo đạt kế hoạch," Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố nói, đồng thời nhấn mạnh cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở vào cuộc đảm bảo sự thống nhất đồng bộ; các sở ngành không thể chậm trễ…

"Nếu đảm bảo đúng tiến độ, chúng ta sẽ có sự thay đổi căn bản trong nhận thức, phương thức và tổ chức thực hiện, tạo thành sự mẫu mực để triển khai các dự án lớn khác của thành phố," Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho hay.

Đối với những vấn đề để đưa huyện lên quận, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị huyện bám sát vào việc phân cấp, tự chủ triển khai các trạm bơm trên cơ sở thành phố sẽ hỗ trợ huyện triển khai.

"Phân cấp không phải 'phủi' việc cho các đồng chí, mà phân cấp cả thủ tục, đảm bảo cả kinh phí và cơ chế của thành phố. Vì thế huyện phải chủ động và có tâm thế mạnh mẽ để làm," Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố nhấn mạnh.

Về việc hết tháng 10 bàn giao mốc chỉ giới đỏ đường Vành đai 4, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố trực tiếp chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm trình thành phố quy định về chỉ định thầu đối với danh mục dự án theo quy định, quy hoạch khu tái định cư.

Đồng thời, yêu cầu các Sở khi các địa phương trình xin ý kiến, phải phối hợp giải quyết nhanh, giảm bớt thủ tục hành chính. Để sớm hoàn thiện đề án xây dựng huyện thành quận, huyện cũng đã đưa ra một số đề xuất cụ thể để sớm hoàn thành các tiêu chí.

[Hà Nội chốt thời gian khởi công đường Vành đai 4-vùng Thủ đô]

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét đề xuất triển khai 5 dự án xin chủ trương đầu tư và 9 dự án bổ sung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2026 của huyện để đáp ứng tiêu chí đường giao thông lên quận.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các địa phương nói chung cần phải có quy hoạch, lập phương án chủ trương đầu tư dự án cho giai đoạn sau. Về dự án nhà máy xử lý nước thải Vân Canh, huyện đã bàn giao mặt bằng từ năm 2016, nhưng chưa được đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phân cấp, ủy quyền dự án này cho Ủy ban Nhân dân huyện Hoài Đức chủ động triển khai thực hiện để đảm bảo tiến độ dự án hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2023.

Hà Nội: Dự án Vành đai 4 là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Hoài Đức ảnh 2Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Đối với đề xuất triển khai xây dựng hệ thống thoát nước chung theo quy hoạch trên địa bàn huyện Hoài Đức; nâng cấp trạm bơm Đào Nguyên và Trạm Bơm tiêu Yên Thái, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố giao cho huyện phối hợp với các đơn vị chức năng xem xét, nghiên cứu xây dựng phương án, trình thành phố.

Để tăng thêm nguồn thu, đảm bảo cân đối, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị Ban thường vụ huyện ủy cần xem xét, đẩy nhanh tiến độ đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giao chỉ tiêu thu ngân sách cụ thể cho từng địa phương.

Ủy ban Nhân dân huyện Hoài Đức đề xuất Sở Nội vụ hướng dẫn huyện xây dựng phương án đơn vị hành chính đối với 12 xã, thị trấn không đạt tiêu chí phường về dân số và diện tích tối thiểu vào năm 2025.

Về việc này, Sở Nội vụ đề xuất huyện thành lập tổ công tác với 12 xã không đạt tiêu chí và chủ động xây dựng phương án để phù hợp với các quy định hiện hành, cũng như phong tục tập quán, văn hóa địa phương.

Về vấn đề sớm thành lập và giao chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Minh Khai và Cát Quế, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố giao Sở Công Thương và Sở Quy hoạch- Kiến trúc hướng dẫn huyện triển khai theo đúng quy định của pháp luật.

Để hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp làng nghề và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề La Phù và Sơn Đồng, trên cơ sở huyện rà soát, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố phân cấp cho huyện xây dựng đề án các chợ trên địa bàn để đảm bảo tiêu chí huyện thành quận.

Liên quan việc cấp nước cho 3 xã vùng bãi sông Đáy và triển khai 2 trạm bơm tăng áp chậm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với huyện để đẩy nhanh tiến độ việc này, hoàn thành trong năm 2023.

Ông Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội cho rằng, sau cuộc làm việc này sẽ thúc đẩy tiến độ nhiều việc còn tồn đọng; đối với những gì vướng về pháp lý thì cần nghiên cứu thêm.

Về triển khai Dự án Vành đai 4, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo đề nghị huyện Hoài Đức tập trung và khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ theo dự án đề ra.

Trong đó, quan trọng nhất là tập trung tái định cư; lên phương án tuyên truyền vận động người dân để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố giao phân cấp cho Hoài Đức chủ động về danh mục và ứng vốn chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông; hệ thống dẫn vào các trạm bơm; đề nghị Sở Xây dựng hướng dẫn cho huyện xử lý vấn đề nước thải.

Đối với cụm công nghiệp, huyện Hoài Đức là địa bàn có nhiều làng nghề, đề nghị huyện khẩn trương chủ động hình thành khu làng nghề tập trung hoặc cụm công nghiệp.

Về cơ chế phối hợp, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy đề nghị Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch-Đầu tư nên có buổi làm việc với huyện để hướng dẫn triển khai từng lĩnh vực cụ thể. "Với tinh thần chủ động và nguyên tắc phân cấp, đề nghị huyện bám việc để làm. Tôi sẽ cùng bám sát, đôn đốc các ngành để triển khai," ông Vũ Đức Bảo nói.

Theo ông Nguyễn Hoàng Trường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoài Đức, đến hết tháng 9, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước thực hiện 20.704 tỷ đồng, đạt 75,1% kế hoạch năm, tăng 10,2% so cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách huyện, xã ước thực hiện 3.294.415 triệu đồng, đạt 116,4% với dự toán thành phố, bằng 102,7% so với cùng kỳ năm 2021. An sinh xã hội được đảm bảo; an ninh quốc phòng được giữ vững.

Về đề án xây dựng huyện thành quận, đến nay, huyện đã đạt 22/27 tiêu chí. Hệ thống kết cấu hạ tầng khung đang hình thành; kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch.

Huyện đã xây dựng mới 19 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp cải tạo 103 dự án trường học; cải tạo, nâng cấp 16 trạm y tế; xây dựng mới 20 bãi trung chuyển rác thải; nâng cấp cải tạo 16 nghĩa trang liệt sỹ, 32 nghĩa trang nhân dân; nâng cấp, cải tạo 42 hệ thống thoát nước chính; 100% các xã, thị trấn có hệ thống cung cấp nước sạch, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 90%.

Huyện Hoài Đức còn 5 tiêu chí chưa đạt gồm: cân đối thu chi ngân sách; mật độ đường giao thông đô thị; đất cây xanh công cộng; cơ sở y tế cấp đô thị và tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý.

Hà Nội: Dự án Vành đai 4 là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Hoài Đức ảnh 3Lãnh đạo huyện Hoài Đức tại buổi làm việc. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Về dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4-Vùng thủ đô, đoạn qua huyện Hoài Đức khoảng 17,1km đi qua 13 xã. Tổng diện tích đất thu hồi trên địa bàn huyện để thực hiện dự án khoảng 243,88 ha; tổng kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.327,4 tỷ đồng.

Cùng ngày, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì làm việc với lãnh đạo huyện Đông Anh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng 9 tháng, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022; Đề án xây dựng huyện thành quận và giải ngân vốn đầu tư công.

Tại buổi làm việc, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo giải quyết 36 kiến nghị, đề xuất của huyện Đông Anh.

[Xây dựng đồng bộ, bài bản, sớm đưa huyện Đông Anh lên quận]

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Trần Sỹ Thanh chỉ đạo các sở, ngành và huyện Đông Anh phối hợp chặt chẽ, sát sao để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, trên tinh thần chung là đoàn kết, quyết tâm, hợp tác, chia sẻ; tăng cường làm việc trực tiếp, cụ thể để tháo gỡ khó khăn, không để tình trạng "đứt đoạn" thông tin, "văn bản đi, văn bản lại;" đẩy nhanh tiến độ giải quyết từng kiến nghị, từng phần việc, từng công đoạn, chú ý cả những khâu tưởng chừng đơn giản như văn thư.

Hà Nội: Dự án Vành đai 4 là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Hoài Đức ảnh 4Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Ông Trần Sỹ Thanh giao Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố tham mưu để ban hành sớm kết luận cuộc làm việc; trong đó cụ thể từng nội dung chỉ đạo giải quyết 36 đề xuất, kiến nghị của huyện Đông Anh để làm căn cứ thực hiện và theo dõi, đôn đốc kiểm tra, giám sát./.

Đã mấy ngày nay, hàng trăm hộ dân tại khu chung cư Hateco trên địa bàn phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm-Hà Nội không có nước sạch để dùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đã mấy ngày nay, hàng trăm hộ dân tại khu chung cư Hateco trên địa bàn phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm-Hà Nội không có nước sạch để dùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước đó, ngày 21/9, ông Trịnh Văn Nam - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đã thông báo việc tạm dừng cấp nước vì phát hiện có thể có những tác động ảnh hưởng tới chất lượng nước thô cấp cho Nhà máy nước Sông Đà. Đến chiều 22/9, công ty thông báo đã cấp nước trở lại cho người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước đó, ngày 21/9, ông Trịnh Văn Nam - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đã thông báo việc tạm dừng cấp nước vì phát hiện có thể có những tác động ảnh hưởng tới chất lượng nước thô cấp cho Nhà máy nước Sông Đà. Đến chiều 22/9, công ty thông báo đã cấp nước trở lại cho người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, thực tế đến ngày 23/9, người dân sinh sống tại khu chung cư Hateco Xuân Phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vẫn chưa có nước sạch để dùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, thực tế đến ngày 23/9, người dân sinh sống tại khu chung cư Hateco Xuân Phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vẫn chưa có nước sạch để dùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng trăm cư dân sống tại đây phải mang can, xô, thùng... thậm chí là chậu xuống sảnh tòa nhà để lấy nước sạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng trăm cư dân sống tại đây phải mang can, xô, thùng... thậm chí là chậu xuống sảnh tòa nhà để lấy nước sạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo các hộ dân sinh sống tại đây, do bể trữ nước tại khu chung cư này quá nhỏ nên khi công ty cấp nước gặp sự cố, người dân chỉ có thể lấy nước dự trữ trong 1-2 ngày là hết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo các hộ dân sinh sống tại đây, do bể trữ nước tại khu chung cư này quá nhỏ nên khi công ty cấp nước gặp sự cố, người dân chỉ có thể lấy nước dự trữ trong 1-2 ngày là hết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không chỉ Hateco, nhiều khu chung cư sử dụng nước từ Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà cũng gặp phải tình trạng thiếu nước sạch, tuy nhiên người dân ở đây vô cùng bức xúc vì các chung cư lân cận đã có nước nhưng riêng chung cư Hateco vẫn chưa có nước sạch để cung cấp cho cư dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không chỉ Hateco, nhiều khu chung cư sử dụng nước từ Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà cũng gặp phải tình trạng thiếu nước sạch, tuy nhiên người dân ở đây vô cùng bức xúc vì các chung cư lân cận đã có nước nhưng riêng chung cư Hateco vẫn chưa có nước sạch để cung cấp cho cư dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lượng nước từ bể trữ nước chung cư chảy ra nhỏ giọt khiến nhiều người phải chờ đợi rất lâu để có thể lấy được nước sạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lượng nước từ bể trữ nước chung cư chảy ra nhỏ giọt khiến nhiều người phải chờ đợi rất lâu để có thể lấy được nước sạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mặc dù ban quản lý tòa nhà đã điều 4 xe téc nước lưu động trong ngày 23/9 để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mặc dù ban quản lý tòa nhà đã điều 4 xe téc nước lưu động trong ngày 23/9 để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
...tuy nhiên, tình trạng mất nước như thế này đã diễn ra nhiều lần khiến "chúng tôi phải dùng dè sẻn lượng nước tự trữ vì không biết bao giờ mới được cấp nước trở lại," chị Lê Thị Luyến, một hộ dân sinh sống tại đây chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
...tuy nhiên, tình trạng mất nước như thế này đã diễn ra nhiều lần khiến "chúng tôi phải dùng dè sẻn lượng nước tự trữ vì không biết bao giờ mới được cấp nước trở lại," chị Lê Thị Luyến, một hộ dân sinh sống tại đây chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đến chiều tối 23/9, tình trạng các hộ dân phải mang đủ loại bình chứa, can, xô để chở/trữ nước về dùng vẫn diễn ra tấp nập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đến chiều tối 23/9, tình trạng các hộ dân phải mang đủ loại bình chứa, can, xô để chở/trữ nước về dùng vẫn diễn ra tấp nập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân vô cùng mệt mỏi khi phải vận chuyển nước về từng căn hộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân vô cùng mệt mỏi khi phải vận chuyển nước về từng căn hộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Họ phải chờ xếp hàng lấy nước, đợi thang máy, chở về căn hộ... mất rất nhiều thời gian. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Họ phải chờ xếp hàng lấy nước, đợi thang máy, chở về căn hộ... mất rất nhiều thời gian. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tình trạng các cư dân khu chung cư Hateco phải mang xô chậu, can đi chở nước từ sảnh lên là khá phổ biến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tình trạng các cư dân khu chung cư Hateco phải mang xô chậu, can đi chở nước từ sảnh lên là khá phổ biến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Siêu thị trong khu chung cư này cũng đã hết sạch nước đóng bình từ ngày 22/9 do lượng mua của người dân quá lớn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Siêu thị trong khu chung cư này cũng đã hết sạch nước đóng bình từ ngày 22/9 do lượng mua của người dân quá lớn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Anh Hoàng Trí Công, một người dân sống tại Hateco cho biết, gia đình nhận được thông báo tạm ngừng cấp nước từ rạng sáng 22/9. Anh Công đã mua đến 4 bình nước sạch 18 lít để dùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Anh Hoàng Trí Công, một người dân sống tại Hateco cho biết, gia đình nhận được thông báo tạm ngừng cấp nước từ rạng sáng 22/9. Anh Công đã mua đến 4 bình nước sạch 18 lít để dùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, anh Công cho hay vì không biết lúc nào tòa nhà mới cấp nước trở lại nên anh đã để cho vợ con mình ra thuê khách sạn để ở. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, anh Công cho hay vì không biết lúc nào tòa nhà mới cấp nước trở lại nên anh đã để cho vợ con mình ra thuê khách sạn để ở. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục