Hỗ trợ DN xử lý hàng tồn, kích thích tổng cầu kinh tế

Thông báo nội dung phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng Năm diễn ra ngày 27/5, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết trước diễn biến tình hình kinh tế 5 tháng có dấu hiệu lạm phát giảm sâu, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng, Chính phủ nhất trí cho rằng phải kiên trì giữ vững các mục tiêu đã đề ra cho năm 2012: chủ động điều hành kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 7-8%, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng ở mức hợp lý khoảng 6% và bảo đảm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội theo kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Đồng thời, phải triển khai đồng bộ quyết liệt, linh hoạt và có hiệu quả các giải pháp, chính sách đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 13/NQ-CP.
Thông báo nội dung phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng Năm diễn ra ngày 27/5, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết trước diễn biến tình hình kinh tế 5 tháng có dấu hiệu lạm phát giảm sâu, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng, Chính phủ nhất trí cho rằng phải kiên trì giữ vững các mục tiêu đã đề ra cho năm 2012: chủ động điều hành kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 7-8%, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng ở mức hợp lý khoảng 6% và bảo đảm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội theo kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Đồng thời, phải triển khai đồng bộ quyết liệt, linh hoạt và có hiệu quả các giải pháp, chính sách đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 13/NQ-CP.

Theo đó, Chính phủ sẽ tập trung vào các giải pháp phối hợp hài hòa, linh họat giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để từng bước hạ lãi suất ngân hàng, giải quyết nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho, kích thích tổng cầu của nền kinh tế, tạo sự lưu thông nhịp nhàng tiền-hàng trong nền kinh tế; đồng thời luôn nhất quán thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp, chỉ đạo quyết liệt để xử lý nợ xấu giữa các ngân hàng và có biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có tiềm năng kinh doanh tốt nhưng đang khó khăn tạm thời nhằm khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế. Thực hiện điều hành lãi suất theo hướng hạn dần bằng lãi suất phù hợp với mức giảm của lạm phát, đồng thời điều hành theo lạm phát mục tiêu (từ 7-8%).

Chỉ đạo kiên kiên quyết việc đưa vốn tín dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên theo Nghị quyết 13/NQ-CP. Điều hành mức cung tiền (M2) và mức tăng trưởng tín dụng hợp lý trong các tháng từ nay đến cuối năm bảo đảm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhưng không để lạm phát cao quay trở lại. Ổn định tỷ giá ngoại tệ và tăng dần dự trữ ngoại tệ quốc gia.

Đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA. Coi đây là biện pháp hiệu quả để tăng tổng cầu giúp tháo gỡ một phần hàng tồn kho của doanh nghiệp. Triển khai các biện pháp để huy động bổ sung nguồn vốn đầu tư hạ tầng, kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn góp phần tiêu thụ hàng ximăng, sắp thép, vật liệu xây dựng tồn kho.

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố cần chủ động tăng cường tiếp xúc, lắng nghe các phản hồi về chính sách từ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để có các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng tồn kho, phát triển thị trường trong nước, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên trong 2-3 tháng tới để giúp các doanh nghiệp sớm trở lại trạng thái kinh doanh bình thường.

["Hỗ trợ doanh nghiệp phải đi đôi kiềm chế lạm phát"]

Cũng nhằm giải quyết hàng tồn kho, Chính phủ cũng lưu ý các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Trước hết là duy trì đà tăng trưởng cao của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm như gạo, càphê, hải sản, cao su; dệt may giầy dép, hàng điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện, đồ gỗ… Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các sản phẩm, ngành hàng xuất khẩu chủ lực,có lợi thế và khả năng cạnh tranh…

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho biết đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm, Chính phủ nhìn nhận mặc dù đã có chuyển biến và đạt được kết quả tích cực bước đầu đúng hướng như CPI tháng Năm này chỉ tăng 0,18% so với tháng trước và tăng 2,78% so với cuối năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn đáng kể so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tốc độ tăng công nghiệp chế biến từ mức 2,4% trong 2 tháng đầu năm tăng lên 8,8% trong tháng 5/2012, tồn kho đang có xu hướng giảm dần…

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức; tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước; chỉ số phát triển công nghiệp 5 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; khu vực doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, sức mua giảm, lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, tồn kho vẫn còn ở mức khá cao; tiến độ thu ngân sách Nhà nước đạt thấp so với dự toán cả năm./.

Thu Hạnh (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục