Việt Nam xếp hạng cao khu vực về sử dụng điện thoại thông minh

Hơn 55% dân số của Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh

Hiện đã có hơn 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh và nối mạng Internet. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang đứng thứ hạng cao ở châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.
Hơn 55% dân số của Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh ảnh 1Ông Dũng cho hay Việt Nam không thể bỏ lỡ cơ hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. (Ảnh: T.H/Vietnam+)

“Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn, hiện đã có hơn 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh và nối mạng Internet. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang đứng thứ hạng cao ở châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.”

Thông tin trên được tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam tổ chức ngày 5/4.

Theo ông Dũng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được mở đầu bằng những đột phá khoa học vào thế giới vi mô, hình thành những công nghệ mới như công nghệ nano, in 3D, công nghệ sinh học phân tử, di truyền, trí tuệ nhân tạo, IoT… đã và đang làm biến đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị của mỗi quốc gia.

Hơn 55% dân số của Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh ảnh 2Hinh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: pexels.com)

Trong thời gian không xa, cuộc cách mạng này sẽ tác động mạnh mẽ tới đời sống sản xuất của con người, kết nối IoT (Internet vạn vật) trở nên phổ biến, nhiều hoạt động sẽ được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo…

Ông Dũng nhận định, công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân chủ động tham gia vào quá trình nc sáng tạo, thụ hưởng nhiều thành tựu của sản phẩm công nghệ cao.

Nhấn mạnh việc có tới hơn 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh, ông Dũng cho biết, nắm bắt thời cơ, cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những năm qua, Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ cùng Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ xem xét, xây dựng hoàn thiện thể chế nhằm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả lĩnh vực.

Tuy nhiên, “để thực sự vững vàng trong một xã hội đầy biến động của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư này thì rất nhiều việc phải làm. Một trong những điều đó là phải cải cách mạnh mẽ cách làm của chúng ta, khiến mọi hoạt động phải thực sự khoa học, tối ưu để nâng cao năng suất,” ông Dũng chốt lại./.

Ông Phan Xuân Dũng cho biết hiện đã có hơn 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh và nối mạng Iinternet.

Việt Nam tăng hạng về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử

Đại diện ban tổ chức Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điên tử chia sẻ Báo cáo từ Liên Hợp quốc cho thấy Việt Nam xếp thứ 89/193 thế giới về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, tăng 10 hạng so với 2014, đứng thứ 6 ASEAN và chính thức gia nhập các nước có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử cao.

Các chuyên gia cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại nhiều cơ hội phát triển to lớn nhưng cũng nhiều thách thức đỏi hỏi các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức cần chú trọng hơn nữa tới việc phát triển hạ tầng công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng các giải pháp an ninh thông tin phù hợp.

Với chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Tầm nhìn và giải pháp công nghệ,” hội thảo này có sự tham gia của nhiều lãnh đạo cao cấp, các chuyên gia công nghệ chia sẻ những giải pháp công nghệ thông tin toàn diện giúp khối Chính phủ nâng cao năng lực vận hành và quản lý nhà nước./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục