Làn sóng cực hữu châu Âu

lepeneu-1494485966-33.jpg

Thất bại nặng nề hơn dự đoán của nhà lãnh đạo bài EU người Pháp Marine Le Pen trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào ngày Chủ nhật (7/5) là một bài kiểm tra thực tế chí mạng đối với các lực lượng cực hữu đang tìm cách lật đổ châu Âu: Bất chấp những thắng lợi của Brexit và Donald Trump, họ có khả năng sẽ phải đứng ngoài vòng quyền lực trong nhiều năm tới.

Đối mặt với hết lựa chọn này đến lựa chọn khác kể từ chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cử tri Tây Âu đã đưa các ứng cử viên chủ lưu lên nắm quyền bất chấp cảm giác sau tháng 11/2016 rằng một làn sóng dân túy bài nhập cư đang quét qua thế giới phương Tây.

Các ứng cử viên cực hữu ở Áo, Hà Lan và Pháp đã vấp ngã. Đảng cực hữu nghi ngờ châu Âu ở Đức đã suy sụp trong các cuộc thăm dò gần đây trước thềm cuộc bầu cử tháng 9. Và giờ đây một lịch trình bầu cử liên tục gần như không vạch ra con đường nào dẫn tới quyền lực trong nhiều năm tới.

Động lực của họ đã bị cản trở bất chấp bằng chứng rõ ràng cho thấy những quan điểm mà chỉ vài năm trước vẫn còn là điều cấm kỵ thì giờ không còn quá tiêu cực đến mức ngăn cản được các chính trị gia vươn tới rất gần vị trí lãnh đạo nữa. Khi cha của bà Le Pen vào được vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2002, những quan điểm của ông khó chấp nhận đối với giới chủ lưu đến nỗi đối thủ của ông thậm chí từ chối tranh luận với ông.

Lần này, nhiều công dân Pháp đã đứng ngoài cuộc bầu cử vì họ ghét cả bà Le Pen lẫn ông Emmanuel Macron – mặc dù ông Macron, vốn theo đường lối ôn hòa và ủng hộ châu Âu, đưa ra cương lĩnh rất khác biệt so với đối thủ của mình. Kết quả của bà Le Pen, chỉ hơn 34% khi đã kiểm xong hầu hết phiếu, vẫn là con số cao kỷ lục đối với đảng của bà.

Với vẻ thất vọng hiện rõ, bà Le Pen nói trong một bài phát biểu ngắn thừa nhận thất bại: “Người dân Pháp đã lựa chọn ứng cử viên sẽ tiếp tục đường lối cũ”. Bà cho biết bà sẽ tìm cách đổi tên đảng Mặt trận Quốc gia của mình, một thước đo cho thấy thất bại của bà khiến người ủng hộ bối rối đến đâu, những người chỉ cách đây vài tuần vẫn nuôi hy vọng giành được Điện Élysée.

Thay vào đó, thành tích của bà Le Pen đã suy giảm so với khi bà giành vị trí thứ hai trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Pháp.

Giờ đây, bài kiểm tra dành cho tương lai của châu Âu sẽ là liệu ông Macron có nhen nhóm lại được quan hệ của Pháp với Thủ tướng Đức Angela Merkel hay không sau khi nó phai nhạt trong nhiệm kỳ 5 năm của Tổng thống Pháp đương nhiệm, ông François Hollande, người mà sự ủng hộ dành cho ông đã giảm xuống mức kỷ lục. Nếu Pháp tiếp tục trì trệ, chiến thắng vào Chủ nhật vừa qua có thể sẽ trở thành 5 năm trì hoãn đối với phe cực hữu thay vì một sự cự tuyệt kiên quyết phe này.

Nhưng thất bại của phe cực hữu trong việc giành quyền lực diễn ra tương phản gay gắt so với những kỳ vọng hồi tháng 11/2016 rằng sự nổi lên của ông Trump ở Mỹ sẽ kích động một làn sóng các chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy trên toàn cầu.

Bà Le Pen là một trong số các nhà lãnh đạo chính trị đầu tiên trên thế giới chúc mừng ông Trump vào đêm ông giành chiến thắng. Nhà lãnh đạo cực hữu của Hà Lan, ông Geert Wilders, cũng tỏ ra hân hoan vào hôm sau. Các cố vấn của ông Trump và các nhà lãnh đạo cực hữu hàng đầu ở châu Âu đã hội ý với nhau trong nhiều tuần sau cuộc bầu cử Mỹ.

Nếu Pháp tiếp tục trì trệ, chiến thắng vào Chủ nhật vừa qua có thể sẽ trở thành 5 năm trì hoãn đối với phe cực hữu thay vì một sự cự tuyệt kiên quyết phe này.

Các cuộc bầu cử sau đó đã cho thấy một xu hướng rõ rệt ở Tây Âu: Cử tri đã chán ngấy dòng chủ lưu và các nhà lãnh đạo của họ. Nhưng họ vẫn chưa sẵn sàng trao quyền lực cho phe cực hữu. Những tháng hỗn độn đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống Trump thực ra có lẽ đã gây tổn hại cho những người theo chủ nghĩa dân túy ở châu Âu thay vì giúp đỡ họ.

Josef Janning, người đứng đầu văn phòng Berlin của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu nói: “Đây là điều xảy ra khi cuộc khủng hoảng người tị nạn không còn chiếm trọn các tít báo nữa và những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu đang tự tan vỡ. Xét cho cùng, dùng chủ nghĩa dân tộc để phá vỡ châu Âu không dễ dàng đến vậy”.

Ở Trung Âu, các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu đang nắm quyền ở Ba Lan và Hungary. Nhưng không có ai đặt ra thách thức đối với sự tồn tại của Liên minh châu Âu (EU) giống như bà Le Pen đã làm ở Pháp.

Các nhà lãnh đạo châu Âu vội vã sang trang để khép lại một năm đầy thất vọng đối với khối này, đón nhận chiến thắng của ông Macron như bước đầu trong việc tiếp thêm sinh lực cho một liên minh đầy rắc rối chống lại những lực lượng sẽ phá vỡ nó. Nhiều nhà lãnh đạo chủ lưu đã lo sợ “ngày tận thế” chính trị sẽ xảy ra nếu bà Le Pen chiến thắng.

Ở Brussels, nơi đặt trụ sở EU, người ta có thể nghe thấy tiếng reo hò trên đường phố khi kết quả các cuộc thăm dò hậu bầu cử được công bố vào tối Chủ nhật, như thể một đội bóng đá ưa thích đã ấn định chiến thắng trong trận đấu.

hai ứng cử viên tranh chức Tổng thống Pháp đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vòng 2, cũng là vòng quyết định để chọn ra nhà lãnh đạo mới của nước Pháp trong 5 năm tới. Ứng cử viên theo đường lối trung dung Emmanuel Macron (trái), cựu Bộ trưởng Kinh tế Pháp, cùng vợ đã đi bầu cử tại điểm bỏ phiếu ở thành phố Le Touquet , miền Bắc nước Pháp. Trong khi đó, đối thủ của ông - cựu Chủ tịch đảng Mặt trận quốc gia (FN) Marine Le Pen (phải) theo xu hướng cực hữu, thực hiện quyền công dân của mình tại điểm bỏ phiếu ở thành phố Henin-Beaumont. AFP/TTXVN
hai ứng cử viên tranh chức Tổng thống Pháp đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vòng 2, cũng là vòng quyết định để chọn ra nhà lãnh đạo mới của nước Pháp trong 5 năm tới. Ứng cử viên theo đường lối trung dung Emmanuel Macron (trái), cựu Bộ trưởng Kinh tế Pháp, cùng vợ đã đi bầu cử tại điểm bỏ phiếu ở thành phố Le Touquet , miền Bắc nước Pháp. Trong khi đó, đối thủ của ông – cựu Chủ tịch đảng Mặt trận quốc gia (FN) Marine Le Pen (phải) theo xu hướng cực hữu, thực hiện quyền công dân của mình tại điểm bỏ phiếu ở thành phố Henin-Beaumont. AFP/TTXVN

Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz đã viết trên Twitter: “Người Pháp rõ ràng đã thể hiện rằng biểu tình và mong muốn thay đổi không phải lúc nào cũng khiến những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu thắng cử”.

Hy vọng lớn nhất của phe cực hữu về một chiến thắng có thể là ở Áo, nơi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đảng Tự do bài nhập cư có thể có khả năng dẫn đầu một liên minh sau các cuộc bầu cử phải được tổ chức muộn nhất là vào năm sau. Nhưng ứng cử viên tổng thống của đảng này đã thất bại trong một cuộc bầu cử vào tháng 12/2016, với kết quả thấp hơn những gì các cuộc thăm dò trước khi bỏ phiếu cho thấy.

Trong khi đó, ở Đức, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức cực hữu đã thất bại trong các cuộc thăm dò dư luận trong những tháng gần đây sau khi đạt tỷ lệ ủng hộ cao “hậu Trump”. Đảng này đã phải chịu một thất bại không nặng nề bằng nhưng vẫn đáng kể vào Chủ nhật vừa qua, khi đứng vị trí cuối cùng trong cuộc bầu cử vào Chủ nhật ở bang Schleswig-Holstein phía Bắc, khi kết quả cho thấy đảng này giành được chưa tới 6% số phiếu. Con số này thấp hơn nhiều so với kết quả ấn tượng trong các cuộc bầu cử địa phương vào năm ngoái và được công bố trong bối cảnh sự ủng hộ của đảng này ở Đức đang giảm sút sau một vụ bê bối mà trong đó một trong số những đảng viên hàng đầu đã có những tuyên bố gây tranh cãi về Adolf Hitler và nạn diệt chủng Do Thái.

Trong khi đó, đảng Liên minh dân chủ Cơ đốc giáo của bà Merkel dễ dàng dẫn đầu bang này, giành 33% số phiếu.

Theo người phát ngôn của bà Merkel, ông Steffen Seibert, trong một cuộc điện đàm vào tối Chủ nhật với ông Macron, bà Merkel “đã công nhận sự tán thành của ông đối với một Liên minh châu Âu đoàn kết và cởi mở trong chiến dịch tranh cử. Do đó, quyết định của cử tri Pháp cũng là một sự cam kết rõ ràng đối với châu Âu”.

Các nhà lãnh đạo Đức hy vọng ông Macron sẽ chứng tỏ là một phiên bản người Pháp của họ, và đánh cuộc rằng gốc gác trong giới tài chính của ông sẽ dẫn tới những thay đổi về kinh tế theo kiểu Đức.

Giữa cuộc ăn mừng, đã có sự thừa nhận rằng chiến thắng của Macron có thể chỉ là một sự trì hoãn tạm thời, vì các lực lượng bài EU vẫn rất mạnh mẽ và đang phát triển ở Pháp. Nếu tổng thống mới của Pháp không thực hiện được những lời hứa hẹn của mình trước cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2022, bà Le Pen hoặc một nhà lãnh đạo bài EU khác có thể quay trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ở một nơi khác trong châu Âu, Phong trào 5 sao hoài nghi châu Âu hiện đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận ở Italy trước các cuộc bầu cử phải được tổ chức trước mùa Xuân năm 2018, dù đây không phải là một đảng cực hữu.

Ông Macron hy vọng sẽ làm dịu thái độ khăng khăng đòi hỏi của Đức thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng tài chính khi ông áp đặt những cải cách có ảnh hưởng sâu rộng ủng hộ giới kinh doanh ở nước ông. Nếu thành công, ông có thể giúp làm nguôi đi những tiếng nói bài EU trên khắp châu lục. Nhưng nếu ông không khôi phục được nền kinh tế Pháp – và nền kinh tế châu Âu – ông sẽ làm dấy lên những câu hỏi về việc EU đang giúp đỡ hay làm tổn hại cuộc sống của công dân.

Stefano Stefanini, nhà cựu ngoại giao cấp cao của Italy và hiện là một nghiên cứu viên thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, nói: “Nếu tâm trạng ở Pháp và châu Âu không có gì thay đổi trong 5 năm tới, điều đó sẽ trở thành bất khả thi. Châu Âu không thể cứ mãi có một phần tăng trưởng, một phần không”.

Với rủi ro lớn như vậy, ông Macron hầu như vẫn là một ẩn số: Đây là lần đầu tiên ông tranh cử, và đứng sau ông không có chính đảng nào. Các nhà lãnh đạo Đức hy vọng ông Macron sẽ chứng tỏ là một phiên bản người Pháp của họ, và đánh cuộc rằng gốc gác trong giới tài chính của ông sẽ dẫn tới những thay đổi về kinh tế theo kiểu Đức.

Tuy nhiên, ông vẫn có thể bị cám dỗ phải giải bài toán về sự trì trệ của nền kinh tế Pháp bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Nếu ông đi theo hướng này, bà Merkel sẽ phải đối mặt với một thách thức mới và có thể có ảnh hưởng lớn đối với tính chính thống tài chính của Đức vốn đã và đang kiểm soát giới hạn thâm hụt ngân sách – và tăng trưởng kinh tế – trên toàn khối.

Nhiều yếu tố vẫn chưa được quyết định, đáng chú ý nhất là phạm vi mà ông Macron có thể tự do thực thi tầm nhìn của ông về nước Pháp. Quyền hạn của ông sẽ bị giới hạn nghiêm trọng nếu ông không nắm giữ vừa đủ đa số trong cơ quan lập pháp của Pháp trong cuộc bầu cử tháng 6. Còn bà Merkel thì phải đối diện với các cuộc bầu cử vào tháng 9./.

Các nhà hoạt động biểu tình yêu cầu các quyền lợi cho người nhập cư tại Brussels, Bỉ, ngày 6/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các nhà hoạt động biểu tình yêu cầu các quyền lợi cho người nhập cư tại Brussels, Bỉ, ngày 6/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)