Nước Đức lo sợ

germanychin-1492158941-2.jpg

Sự hợp tác đang phát triển mạnh trong các mối quan hệ Đức-Trung đang biến thành mối quan hệ không mấy vững chắc do sự cạnh tranh kinh tế ngày càng mạnh mẽ giữa hai nước. Việc các nhà đầu tư Trung Quốc thu mua các công ty Đức gần đây cho thấy Đức đang chật vật bảo vệ những lợi ích của nước này trong mối quan hệ song phương với Bắc Kinh theo một cách quyết đoán hơn.

Berlin đang ngày càng nhận thức được sự cần thiết phải đặt ra và theo đuổi một chính sách chung của Liên minh châu Âu (EU) đối với Trung Quốc. Nước này không thể bác bỏ rằng sức mạnh đang trỗi dậy của vương quốc trung tâm này sẽ là một lý lẽ then chốt khi đề ra các sáng kiến mới trong chính sách công nghiệp của EU để bảo vệ châu Âu chống lại dòng các nhà đầu tư từ bên ngoài EU.

Cho đến nay, Đức đã là cái phanh chính kìm hãm sự tiến bộ, ngăn chặn việc thông qua những giải pháp như vậy. Trong bối cảnh này, có thể có cơ hội cho sự hợp tác Mỹ-châu Âu nếu vị tổng thống mới của Mỹ Donald Trump quan tâm đến việc theo đuổi một chính sách quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.

Cho tới gần đây, dường như mối quan hệ Đức-Trung sẽ tiếp tục phát triển năng động. Trong 5 năm qua, các cuộc họp giữa các chính trị gia cấp cao được tổ chức 2 tuần/lần, các cuộc đối thoại được thực hiện trong bầu không khí thân thiện và giá trị của những hợp đồng được ký kết đạt được những kỷ lục mới.

Nhiều vấn đề mâu thuẫn là một dấu hiệu cho thấy những hạn chế ngày càng rõ ràng trong sự phát triển hơn nữa mối quan hệ Đức-Trung.

Bầu không khí lôi cuốn lẫn nhau giữa Đức và Trung Quốc đã bị làm xáo trộn vào mùa Xuân 2016, khi công ty Kuka, nhà sản xuất robot công nghiệp hàng đầu của Đức được một nhà đầu tư Trung Quốc mua lại, việc làm này ngược lại với ý muốn của Chính phủ Đức. Mối quan hệ song phương lạnh nhạt dần, đã có những sự buộc tội lẫn nhau về những ý định bất chính và những nỗ lực hạn chế phát triển hợp tác kinh tế được tạo ra bằng những phương thức chính trị.

Làn sóng ngờ vực đã lên đến cực điểm thành những quyết định của Sigmar Gabriel, Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Kinh tế, đưa ra một thủ tục xem xét kỹ lưỡng những đơn xin do các nhà đầu tư Trung Quốc đệ trình về khả năng thu mua 2 công ty khác của Đức: Aixtron và Ledvance. Cho tới gần đây, dường như việc đạt được sự đồng thuận về những vụ thu mua như vậy chỉ là hình thức.

Nhiều vấn đề mâu thuẫn là một dấu hiệu cho thấy những hạn chế ngày càng rõ ràng trong sự phát triển hơn nữa mối quan hệ Đức-Trung. Đức nhận ra rằng số lượng mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng với Trung Quốc có thể đồng thời dẫn đến nhiều lợi ích cũng như những đe dọa nhất định.

Nhà sản xuất robot công nghiệp Đức Kuka trình diễn cánh tay robot tại gian hàng triển lãm của công ty ở Hanover. (Ảnh: Reuters)
Nhà sản xuất robot công nghiệp Đức Kuka trình diễn cánh tay robot tại gian hàng triển lãm của công ty ở Hanover. (Ảnh: Reuters)

Thị trường Trung Quốc là sự cứu giúp cho các nhà xuất khẩu Đức

Sự xấu đi của tình hình kinh tế ở Khu vực đồng euro, mà đã bắt đầu trong năm 2010, buộc các nhà sản xuất Đức phải tìm kiếm các thị trường khác để bù đắp những hậu quả của sự đình trệ ở Khu vực đồng euro. Đối với các nhà xuất khẩu Đức, các công ty duy trì năng lực sản xuất lớn, tăng cường hợp tác với các nền kinh tế mới nổi đã trở thành một lựa chọn hấp dẫn.

Sự phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa Đức và Trung Quốc tỏ ra đặc biệt thành công do nhiều yếu tố.

Thứ nhất, bất chấp sự xấu đi về kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ nhanh chóng. Theo Tổ chức hợp tác về phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân ghi nhận ở các nước EU cũ trong giai đoạn 2009-2015 là 0,3% trong khi con số này của Trung Quốc là 8,4%.

Thứ hai, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu, chính quyền ở Bắc Kinh đã không thông báo về một mức nợ đặc biệt cao, điều là lí do tại sao nước này có thể có đủ khả năng đưa ra các gói kích thích lớn dành riêng cho công nghiệp trong những năm sau đó.

Một phần đáng kể các quỹ này được dành riêng cho chương trình hiện đại hóa kinh tế, cái đã làm cho nó hấp dẫn đối với các công ty Đức – các nhà sản xuất máy móc hàng đầu, các công nghệ phát năng lượng và các sản phẩm hóa học. Tương tự, Đức lợi dụng việc tăng thu nhập trung bình của những người thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc, những người đã bắt đầu mua số lượng lớn ôtô của Đức.

Sự xấu đi của tình hình kinh tế ở Khu vực đồng euro, mà đã bắt đầu trong năm 2010, buộc các nhà sản xuất Đức phải tìm kiếm các thị trường khác để bù đắp những hậu quả của sự đình trệ ở Khu vực đồng euro.

Thứ ba, ngay cả trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các mối quan hệ kinh tế Đức-Trung đã phát triển năng động, cho dù không tương xứng. Đối với Đức, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 và chỉ là thị trường xuất khẩu đứng thứ 9. Sự mất cân xứng này đã làm xáo trộn cán cân thương mại – trong năm 2008, Đức đã ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc đúng 15 tỷ euro.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Chính phủ Đức đã đảm bảo phát triển hợp tác kinh tế với Trung Quốc bằng việc tránh những căng thẳng chính trị. Trong năm 2010, Trung Quốc là nền kinh tế mới nổi đầu tiên được đưa vào nhóm các nước mà Đức tổ chức hội nghị thường niên dưới hình thức các cuộc tham vấn liên chính phủ. Các vấn đề mà chính quyền ở Bắc Kinh coi là nhạy cảm, như cuộc đối thoại về nhân quyền, không có vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự chính trị và thay thế bằng một cuộc tranh luận về pháp trị.

Đây là một sự thay đổi rõ ràng trong chính sách được Thủ tướng Đức Angela Merkel thông qua, người trong những năm trước đã quyết định không tham dự lễ khai mạc Olympic mùa Hè ở Bắc Kinh trong một hành động tỏ tình đoán kết với người Tây Tạng và trong năm 2007 đã gặp gỡ Dalai Lama. Đức từng đóng vai trò ủng hộ Trung Quốc trong các mối quan hệ của Bắc Kinh với EU, chẳng hạn trong tranh chấp về việc Trung Quốc trợ cấp cho xuất khẩu bằng các quỹ công. Berlin đã kêu gọi các đối tác EU tránh tình huống trong đó sự căng thẳng như vậy có thể làm giảm tốc độ phát triển sự hợp tác kinh tế. Đối với các vấn đề rắc rối trong mối quan hệ Đức-Trung, như việc Chính phủ Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các khoáng sản hiếm, Đức để lại nhiệm vụ giải quyết chúng cho Brussels.

Sự kết hợp những yếu tố này đã góp phần vào tăng nhanh sự trao đổi thương mại giữa Đức và Trung Quốc. Trong giai đoạn 2008-2014, giá trị hàng hóa do các công ty Đức xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng vọt 118% lên tới 74 tỷ euro, và giá trị hàng nhập khẩu của Đức từ Trung Quốc đã tăng 34% lên tới 80 tỷ euro.

Để so sánh, trong giai đoạn tương tự tổng xuất khẩu của Đức đã tăng 14% và nhập khẩu tăng 13%. Trong năm 2014, Trung Quốc đã tăng vài cấp và đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Đức và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của nước này. Do các kết quả thương mại có lợi, những sự phản đối thường xuyên của các công ty Đức (như các mức độ tham nhũng cao ở Trung Quốc, các nỗ lực của Trung Quốc trong việc tiếp nhận/đánh cắp các công nghệ của Đức và sự tiếp cận có giới hạn với nhiều lĩnh vực kinh tế Trung Quốc) không còn nổi bật.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Những rạn nứt đầu tiên trong mối quan hệ kinh tế hữu hảo

Những kết quả thương mại trong năm 2015 đã gây ra những hoài nghi nhất định về việc liệu có thể đạt được sự trao đổi thương mại cân bằng hơn giữa Đức và Trung Quốc hay không. Trong năm 2015, lần đầu tiên trong nhiều năm, lượng xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc giảm 4%. Trong giai đoạn đó, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đã tăng 15%, khiến tăng trở lại đáng kể thâm hụt thương mại của Đức – từ 5 tỷ euro lên 20 tỷ euro, mà đảo ngược hoàn toàn xu hướng đi xuống từng thấy trước đây. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các mối quan hệ thương mại đang không trở nên cân bằng hơn và rằng chính quyền ở Bắc Kinh có thể tiếp tục áp dụng các công cụ trợ cấp cho xuất khẩu của Trung Quốc cùng với các cơ chế bảo vệ thị trường nội địa trong tình huống suy thoái kinh tế.

Nhịp độ hợp tác kinh tế chậm chạp hơn đi cùng với những thay đổi nhân sự ở các cơ quan chịu trách nhiệm về chính sách kinh tế của Đức. Sau khi SPD tham gia liên minh cầm quyền trong năm 2013, lần đầu tiên kể từ năm 2005, Bộ Kinh tế bị giám sát bởi một chính trị gia SPD thay vì một chính trị gia FDP. Bộ trưởng mới là Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel, người đặc biệt nhạy cảm với các tiếng nói từ các nghiệp đoàn thương mại Đức. Thực tế này dường như không quan trọng cho tới năm 2016, khi một tranh chấp giữa Brussels và Bắc Kinh xuất hiện liên quan đến các sản phẩm thép.

Trong năm 2001, vào lúc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Bắc Kinh đã phải chấp nhận điều kiện rằng trong những trường hợp chính đáng, EU có thể áp đặt thuế quan chống bán phá giá đối với các hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc. Một số thủ tục này sẽ hết hiệu lực sau 15 năm. Chính phủ Trung Quốc lý giải điều khoản này theo lợi ích của mình và yêu cầu rằng Trung Quốc được đảm bảo địa vị nền kinh tế thị trường trong năm 2016, mà sẽ liên quan đến việc hạn chế đáng kể thuế quan chống bán phá giá của EU áp đặt đối với các hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.

Dự đoán là Đức sẽ nhất trí về việc đạt được kiểu cam kết nào đó với Bắc Kinh về địa vị nền kinh tế thị trường của Trung Quốc, lo sợ về những tổn thất có thể có của các công ty Đức hoạt động ở thị trường Trung Quốc (trong tình huống xảy ra cuộc chiến tranh thương mại giữa Brussels và Bắc Kinh).

Đối với Đức, cuộc khủng hoảng trong thị trường sản xuất thép đã trở thành một rào cản cho một giải pháp hòa giải tranh chấp về địa vị nền kinh tế nền thị trường của Trung Quốc. Vào đầu năm 2016, các nhà sản xuất thép châu Âu đã bắt đầu phàn nàn về việc thép của Trung Quốc được bán với giá phá giá, tràn lan thị trường EU. Đây là kết quả của sự sản xuất thép dư thừa ở Trung Quốc. Sau cuộc suy thoái kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc đã giảm đáng kể nhu cầu về thép. Vấn đề dòng thép ồ ạt chảy vào thị trường châu Âu đã không bỏ qua các công ty Đức – vào đầu năm 2016, hàng nghìn công nhân đã tổ chức các cuộc biểu tình ở các xưởng luyện thép của Đức.

Một trong những yêu cầu chính được đưa ra trong những cuộc biểu tình này liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu thép từ Trung Quốc. Vào tháng 2/2016, Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel đã cùng ký một lá thư do 6 bộ trưởng kinh tế (từ Italy, Anh, Pháp, Ba Lan, Bỉ và Luxembourg) viết gửi đến Ủy ban châu Âu và trong đó có yêu cầu chống lại sự tràn lan các sản phẩm thép được trợ cấp từ Trung Quốc và Nga trong thị trường châu Âu.

Brussels đã phản ứng lại trong hai ngày sau đó và đã áp đặt thuế quan chống bán phá giá lên các nhà sản xuất từ những nước này. Bất chấp việc làm này, vấn đề không được giải quyết hoàn toàn và Đức đã bắt đầu coi những mối đe dọa này có mối liên hệ với việc đảm bảo cho Trung Quốc địa vị nền kinh tế thị trường.

Cho đi tài sản quý hầu như chẳng vì cái gì?

Sự căng thẳng Đức-Trung đã trở nên rõ ràng hơn trong lĩnh vực đầu tư. Trong những năm gần đây, có một sự buộc tội đã lan rộng ở Đức rằng các công ty Trung Quốc sẽ mua lại các công ty nhỏ của Đức đang chật vật với các vấn đề tài chính. Người ta mong đợi họ sẽ không quan tâm đến việc mua lại các công ty có các công nghệ mũi nhọn và các nhãn hiệu được công nhận. Nhiều vụ mua lại trước đây là những ví dụ về quy tắc này – các vụ mua lại lớn nhất được thực hiện trước năm 2016 bao gồm vụ mua công ty sản xuất hàng điện tử Medion trong năm 2011 với giá 530 triệu euro và vụ mua lại công ty Putzmeister sản xuất thiết bị được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng trong năm 2012 với giá 360 triệu euro.

Các nhà đầu tư Trung Quốc được xem là một cơ hội mang lại một sự thúc đẩy phát triển mới và thúc đẩy sự mở cửa lớn hơn của thị trường Trung Quốc cho các công ty Đức đang chật vật với các vấn đề mang tính cấu trúc và sự thiếu hụt tài chính. Hơn nữa, Đức nhận ra rằng nguồn vốn chảy từ Đức sang Trung Quốc lớn hơn đáng kể nguồn vốn chảy ngược lại. Việc này là do thực tế là trong nỗ lực tăng lợi nhuận ở thị trường Trung Quốc, các công ty Đức đã đặt toàn bộ các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc. Theo những tính toán của Bundesbank, chỉ riêng trong năm 2013, các công ty Đức đã đầu tư 8 tỷ euro vào Trung Quốc, trong khi những khoản đầu tư của Trung Quốc ở Đức là 600 triệu euro.

Đức ngày càng trở nên lo ngại trước thực tế là sau một số năm tăng không đáng kể khối lượng đầu tư của Trung Quốc ở Đức, trong những năm tiếp theo giá trị của những khoản đầu tư này đã tăng vọt. Thực tế là trong năm 2014, giá trị đầu tư của Trung Quốc ở Đức đã tăng lên đến 1 tỷ euro và trong năm 2015 lên đến gần 2 tỷ euro là điều thực sự gây ngạc nhiên, đặc biệt do những con số này không phản ánh quy mô đầy đủ của những sự thay đổi, do các nhà đầu tư Trung Quốc thường xuyên thực hiện nghiệp vụ mua sắm thông qua các công ty con được đăng kí chẳng hạn ở Luxembourg. Theo những tính toán của công ty tư vấn EY, chỉ riêng trong 3 quý đầu năm 2016, giá trị đầu tư của Trung Quốc ở Đức đã đạt 11,4 tỷ euro, con số này lớn hơn tổng đầu tư của các công ty Trung Quốc ở Đức trong giai đoạn 2006-2015.

Sự hoài nghi thậm chí còn lớn hơn, đặc biệt trong giới tinh hoa chính trị Đức, xuất phát từ thực tế là các nhà đầu tư từ Trung Quốc đã bắt đầu có những nỗ lực mua cổ phần ở các công ty đứng ở hàng thứ hạng cao trong số các công ty công nghệ hàng đầu của Đức. Trong năm 2014, các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua cổ phần ở Avic, một công ty sản xuất trang thiết bị hàng không, với giá 467 triệu euro, và trong năm 2016 – cổ phần trong Krauss-Maffei, công ty sản xuất các sản phẩm nhựa và cao su, với giá 925 triệu euro và EEW Energy, một công ty liên quan đến việc tạo ra các công nghệ phát năng lượng tái tạo, với giá 1,4 tỷ euro. Các chính trị gia Đức đã công nhận mô hình cho những giao dịch này: các nhà đầu tư Trung Quốc tìm cách có được công nghệ mà các công ty Đức sở hữu, lợi dụng giá thị trường thấp của những công ty này.

Chỉ riêng trong 3 quý đầu năm 2016, giá trị đầu tư của Trung Quốc ở Đức đã đạt 11,4 tỷ euro, con số này lớn hơn tổng đầu tư của các công ty Trung Quốc ở Đức trong giai đoạn 2006-2015.

Những quan ngại của công chúng Đức đã xuất hiện trở lại trong tháng 5/2016, khi quỹ đầu tư Trung Quốc Midea tuyên bố kế hoạch của nó mua lại công ty Kuka – một trong những công ty sản xuất rô bốt hàng đầu của Đức. Với sự ủng hộ của Thủ tướng Angela Merkel, Phó Thủ tướng, đồng thời là Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel, gần như tức thì đã bắt đầu tìm kiếm một giải pháp ngăn chặn thỏa thuận này. Theo những tin tức báo chí, Bộ Kinh tế đã tìm cách thuyết phục các công ty Đức và các công ty đến từ các nước EU khác đệ trình chống lại nỗ lực mua công ty Kuka. Giải pháp này được cho là được Cơ quan chống độc quyền liên bang hoan nghênh. Tuy nhiên, các công ty kỹ thuật điện châu Âu, như Siemens và ABB, coi việc đấu giá của Trung Quốc, lên tới gần 5 tỷ euro, là cao đến mức không thể trả giá cao hơn.

Những hành động của Bộ Kinh tế Đức đã nhận được sự ủng hộ từ Gunther Oettinger, Ủy viên châu Âu của Đức chịu trách nhiệm về kinh tế và xã hội kỹ thuật số, người coi Kuka là một công ty chiến lược có tầm quan trọng chủ chốt đối với tương lai kỹ thuật số của EU. Các chính trị gia Đức đã đi đến kết luận rằng sự tiếp quản này sẽ là một cú đánh vào chiến lược kinh tế phát triển công nghiệp của Đức mà liên quan đến việc tạo ra một hệ thống toàn diện và tự động cao kết nối trực tiếp các nhà máy sản xuất với các nhà cung cấp thông qua các hệ thống IT tiên tiến.

Hơn nữa, những mối đe dọa nhất định đối với an ninh kinh tế được nhận diện. Có mối quan ngại ngày càng tăng rằng khi đạt được thỏa thuận này, Trung Quốc sẽ tiếp cận được với dữ liệu nhạy cảm của các công ty công nghiệp then chốt của Đức, các công ty đang sử dụng rô bốt của Kuka trong các nhà máy sản xuất của họ.

Bầu không khí trong các cuộc tham vấn liên chính phủ giữa Trung Quốc và Đức được tổ chức vào tháng 6/2016 lạnh nhạt hơn trước đáng kể và rõ ràng bị đè nặng bởi tranh chấp về Kuka. Không đạt được thỏa hiệp nào bất chấp thực tế là các đối tác Trung Quốc đã tuyên bố ý muốn của họ giới hạn việc mua công ty này ở mức cổ phần thiểu số. Trong các cuộc tham vấn, Thủ tướng Merkel quyết đoán hơn trước và yêu cầu các lĩnh vực mới của thị trường Trung Quốc mở cửa lớn hơn đối với các công ty Đức.

Cuối cùng, việc tiếp quản Kuka không thể bị chặn lại do sự chống lại mạnh mẽ từ các giới kinh doanh. Chủ tịch ban giám sát Kuka đã ủng hộ mạnh mẽ sự đặt giá do nhà đầu tư Trung Quốc đệ trình và bác bỏ kế hoạch can thiệp của các chính trị gia Đức. Các đại diện của các lĩnh vực công nghiệp của Đức mà có sự hiện diện mạnh mẽ ở thị trường Trung Quốc, như các lĩnh vực ô tô và chế tạo máy, đã nhấn mạnh rằng cho đến nay không có bằng chứng cho thấy những vụ mua lại do các công ty Trung Quốc thực hiện góp phần vào tình trạng xấu đi của nền kinh tế Đức và thúc đẩy việc tái phân bổ sản xuất từ Đức sang Trung Quốc.

Ôtô BMW 5 bên ngoài một cửa hàng ở Bắc Kinh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ôtô BMW 5 bên ngoài một cửa hàng ở Bắc Kinh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Khái niệm của Đức về lá chắn chống lại những đầu tư không phải của EU

Tranh cãi xung quanh vụ mua lại Kuka đã khiến Chính phủ Đức nhận ra rằng hiện tại nó không có đủ công cụ để kiểm soát những vụ thu mua của các công ty Trung Quốc đối với các đối thủ cạnh tranh của họ ở Đức. Vì lý do này, chính phủ đã có những biện pháp để sửa đổi luật pháp về khía cạnh này. Hiện tại, căn cứ theo luật về các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, Bộ Kinh tế Đức có sẵn các quy định khiến nó có thể ngăn cản việc mua 25% cổ phần hoặc nhiều hơn thế trong các công ty Đức mà được xem là quan trọng theo quan điểm về an ninh quốc gia hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng.

Căn cứ theo quy chế này, nó được quyền ngăn cản một nhà đầu tư không phải của EU thu mua một công ty sản xuất phần mềm an ninh mạng, nhưng không thể ngăn cản bất cứ vụ thu mua một công ty nào sản xuất các sản phẩm công nghệ tiên tiến vì mục đích sử dụng dân sự. Những hạn chế cố hữu trong những quy chế này đã trở nên rõ ràng trong các dự án mua bán công ty hiện nay do các công ty Trung Quốc thực hiện và liên quan đến vụ mua Aixtron, một công ty sản xuất chip điện tử, và Ledvance, công ty con của Osram sản xuất các giải pháp chiếu sáng. Vào tháng 9/2016, Bộ Kinh tế đã chấp thuận một thỏa thuận liên quan đến Aixtron, nhưng một tháng sau đã quyết định cần cân nhắc về vụ mua lại này.

Theo các tin tức truyền thông, việc này phát sinh do thông tin thu được từ tin tức tình báo Mỹ cho rằng thỏa thuận này có thể gây ra một mối đe dọa đối với an ninh các nhà nước. Liên quan đến vụ Ledvance, bộ này đã sử dụng một lối thoát liên quan đến việc cân nhắc lại chi tiết thỏa thuận được đề xuất, cho dù nó liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng tương đối không gây tranh cãi. Đồng thời, việc này có thể là một dấu hiệu để Chính phủ Trung Quốc làm giảm bớt sự thèm khát của các công ty Trung Quốc thực hiện các vụ mua bán, khi có phỏng đoán rằng họ cân nhắc việc thu mua Osram, công ty sản xuất hàng kỹ thuật điện hàng đầu của Đức.

Cái giá cho việc sửa đổi chính sách của Đức là sự xấu đi gần như tức thì trong bầu không khí của mối quan hệ chính trị.

Cái giá cho việc sửa đổi chính sách của Đức là sự xấu đi gần như tức thì trong bầu không khí của mối quan hệ chính trị. Chuyến thăm của Sigmar Gabriel đến Trung Quốc vào tháng 10/2016 nhận được sự tiếp đón lạnh nhạt rõ ràng – nhiều cuộc họp được lên kế hoạch bị những người tổ chức hủy bỏ vào phút chót.

Sau những gì đã trải qua trong năm 2016 với các nhà đầu tư Trung Quốc, Bộ Kinh tế Đức đã thông qua một kế hoạch mới đưa ra các quy chế mới ở cấp EU để đạt được khả năng kiểm soát các vụ mua lại, và đồng thời, đẩy trách nhiệm tranh chấp trong các mối quan hệ với Bắc Kinh xảy đến do việc ngăn cản những giao dịch cụ thể sang cho Brussels, khiến Berlin không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp đó.

Truyền thông Đức đã đưa tin về sửa đổi luật pháp EU được đề xuất, do Bộ Kinh tế đệ trình, yêu cầu có thêm sự bảo vệ cho các công ty EU chống lại những vụ mua lại của các nhà đầu tư không phải thuộc EU. Theo khái niệm này, các thể chế EU có thể ngăn chặn một giao dịch như vậy nếu nó nhằm vào các công ty của EU “có công nghệ then chốt có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển công nghiệp”. Nếu sửa đổi này được đưa ra, Brussels sẽ có được những sức mạnh tương tự như sức mạnh Washington đã có trên thị trường Mỹ.

Khái niệm của Gabriel đã chỉ nhận được một phần ủng hộ từ các giới kinh doanh và liên minh cầm quyền. Một số chính trị gia CDU/CSU lo sợ rằng những đề xuất do Bộ Kinh tế đặt ra, một bộ có người đứng đầu là một chính trị gia SDP, có ảnh hưởng quá sâu rộng và có thể làm suy yếu các cơ chế nền kinh tế thị trường ở Đức. Những sự phản đối tương tự đến từ một bộ phận giới kinh doanh, những người phàn nàn rằng Đức, với tư cách là một nền kinh tế mà ở một chừng mực đáng kể phụ thuộc vào sự tự do dịch chuyển vốn và thương mại, không nên gửi đi những dấu hiệu về mức độ bảo hộ ngày càng tăng đối với thị trường nội địa, do việc này có thể ảnh hưởng đến đầu tư của Đức ở Trung Quốc.

Các công ty Đức hy vọng chính phủ liên bang sẽ gia tăng áp lực chính trị lên Bắc Kinh buộc phải mở cửa các lĩnh vực mới của nền kinh tế Trung Quốc cho đầu tư của Đức, thay vì đưa ra những hạn chế mới.

Khách tham quan mô hình động cơ máy bay do Trung Quốc sản xuất trưng bày tại Hội chợ Công nghiệp Quốc tế Trung Quốc lần thứ 15, khai mạc tại thành phố Thượng Hải. (Ảnh: THX-TTXVN)
Khách tham quan mô hình động cơ máy bay do Trung Quốc sản xuất trưng bày tại Hội chợ Công nghiệp Quốc tế Trung Quốc lần thứ 15, khai mạc tại thành phố Thượng Hải. (Ảnh: THX-TTXVN)

Sự ganh đua chiến lược – những hạn chế trong hợp tác kinh tế Đức-Trung

Đức đang ngày càng nhận ra rằng do các mối quan hệ không minh bạch của doanh nghiệp Trung Quốc với chính quyền ở Bắc Kinh và sự tiếp cận với lượng lớn dự trữ ngoại hối, trên thực tế họ đã có sẵn một nguồn vốn không giới hạn có thể sử dụng để thực hiện các vụ thu mua. Trong trung hạn, mục tiêu của các công ty này là trở thành các nhà đứng đầu trong lĩnh vực hàng hóa công nghiệp mà trên thực tế gần giống với việc hất cẳng các công ty Đức khỏi vị trí này.

Trong khoảng thời gian dài, Đức đã tảng lờ khía cạnh ganh đua trong mối quan hệ giữa nước này với Trung Quốc nhưng sự tiến bộ ấn tượng về công nghệ của các nhà sản xuất Trung Quốc đã buộc các chính trị gia Đức cân nhắc lại những quan điểm trước đây của họ. Berlin đang ngày càng tin rằng một hậu quả của sự hợp tác phát triển năng động là Trung Quốc – một đối thủ kinh tế then chốt của Đức – tiếp tục củng cố địa vị của nước này.

Các nhà sản xuất Đức nhận ra rằng mức độ tiến bộ về công nghệ của các công ty Trung Quốc đang phát triển một cách vững chắc và rằng các công ty này đang trở thành các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh đối với các công ty Đức ở các thị trường nước thứ ba. Các công ty xuất khẩu Đức thường xuyên đánh mất thị phần của họ ở các thị trường nước thứ ba như Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, vào tay các nhà sản xuất từ Trung Quốc. Xu hướng này cũng rõ ràng trong các lĩnh vực công nghiệp mạnh nhất của Đức như lĩnh vực chế tạo máy.

Thị trường Đức đặc biệt thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc vì nó được chi phối bởi các công ty quy mô nhỏ và vừa thường sở hữu các công nghệ công nghiệp tốt nhất và không có một vùng đệm về vốn mạnh mẽ.

Thị trường Đức đặc biệt thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc vì nó được chi phối bởi các công ty quy mô nhỏ và vừa thường sở hữu các công nghệ công nghiệp tốt nhất và không có một vùng đệm về vốn mạnh mẽ (ở Đức, các công ty này được gọi là “các nhà vô địch ẩn danh”).

Trong môi trường đồng euro suy yếu và sự yếu kém tổng thể của thị trường châu Âu sau cuộc khủng khoảng khu vực đồng euro, các nhà đầu tư Trung Quốc có thể muốn sử dụng các cơ hội đang nổi lên và mua cổ phần ở các công ty đương đầu với các vấn đề cấu trúc hoặc thiếu vốn để phát triển thêm.

Những lập luận về việc bảo vệ các công ty Đức chống lại những sự tiếp quản này gặp được một phản ứng có thiện chí từ xã hội Đức, mà đang ngày càng trở nên hoài nghi về sự toàn cầu hóa. Không phải ngẫu nhiên mà việc phản đối ký Hiệp định thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương với Mỹ trong xã hội Đức là đặc biệt mạnh mẽ, cho dù các công ty Đức được cho là các bên hưởng lợi lớn nhất từ hiệp định này.

Nhiều người cho rằng Bắc Kinh có ý định tăng cường các biện pháp hạn chế sự tiếp cận của các công ty nước ngoài với thị trường nội địa của mình. Trong những tháng gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra 2 quyết định lạ thường tác động đến các công ty sản xuất ôtô của Đức. Thứ nhất, ban lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu tất cả các ôtô chạy điện ở thị trường Trung Quốc cần phải cung cấp dữ liệu hoạt động của chúng cho các thể chế nhà nước có liên quan.

Các nhà sản xuất Đức coi việc này là một hành động hết sức gây tranh cãi bởi vì lợi thế cạnh tranh chính của các ôtô do họ sản xuất bao gồm sự bảo vệ nghiêm ngặt những chi tiết cá nhân của người lái. Việc cung cấp những thông tin này cho Chính phủ Trung Quốc sẽ làm xói mòn khía cạnh cạnh tranh này. Hơn nữa, các công ty Đức lo ngại dữ liệu này có thể được các đối thủ Trung Quốc sử dụng như một nguồn thông tin quan trọng về các công nghệ được các nhà sản xuất Đức sử dụng.

Một mối đe dọa đáng kể nữa đối với các công ty sản xuất ôtô của Đức liên quan đến việc đưa ra (được Chính quyền ở Bắc Kinh lên kế hoạch cho năm 2018) đòi hỏi để đảm bảo có được một phần nhất định các ôtô điện trong tổng sản lượng của các công ty chế tạo ôtô đang hoạt động ở Trung Quốc.

Nếu các công ty không thể đáp ứng được đòi hỏi này, thì họ buộc phải mua những chứng nhận đặc biệt, mà sẽ coi như một khoản tiền phạt. Đối với các nhà sản xuất Đức, quy định mới này là một vấn đề đặc biệt vì cho tới nay, họ chủ yếu chuyên về sản xuất các động cơ đốt trong. Những ví dụ này cho thấy thị trường Trung Quốc nhanh chóng mất đi địa vị của nước này là một thị trường sinh lợi ngoại lệ đối với các công ty Đức và chính quyền ở Bắc Kinh sẵn sàng thực hiện các biện pháp không thông thường để kiểm soát sự mở rộng của các nhà sản xuất nước ngoài trên thị trường Trung Quốc.

Kết luận

Các nhà sản xuất Đức nhận ra rằng những hành động của chính quyền ở Bắc Kinh và cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ có thể hạn chế lợi nhuận lớn của họ ở thị trường Trung Quốc. Các chính trị gia Đức đã thất vọng trước việc Trung Quốc lạm dụng sự mở cửa của thị trường Đức và đồng thời duy trì những hạn chế đầu tư trong thị trường nội địa của Trung Quốc.

Nếu những tranh chấp hơn nữa giữa Brussels và Bắc Kinh xuất hiện trong tương lai gần, việc này có thể thuyết phục các chính trị gia của Đức tăng cường các hoạt động vận động hành lang của họ để ủng hộ TTIP, chừng nào việc ký kết sẽ tiếp tục được đàm phán với Mỹ. Hiệp định này có thể giúp EU và Mỹ đặt ra một khuôn khổ hợp tác chung với các nền kinh tế mới nổi, mặc dù cho tới gần đây, quan điểm phổ biến ở Đức là có thể đạt được việc này bằng cách phát triển các mối quan hệ song phương.

Chính phủ Đức nhận thức được nguy cơ ngày càng tăng liên quan đến việc chấp nhận đầu tư của Trung Quốc ở Đức. Những đầu tư này không chỉ tạo ra nguy cơ rằng các công nghệ của Đức có thể được các công ty Trung Quốc mua lại mà còn có thể làm suy yếu hoạt động của các cơ chế thị trường và dẫn đến việc nhà nước Trung Quốc tiếp quản hoàn toàn các công ty Đức nhất định. Việc này là do các mối quan hệ không minh bạch giữa nhà nước và các công ty tư nhân Trung Quốc. Hơn nữa, bất chấp ý định đã được tuyên bố của họ duy trì sản xuất trong các nhà máy địa phương, các công ty Trung Quốc có thể tái bố trí sang Trung Quốc, trường hợp Volvo là một ví dụ.

Sự căng thẳng đang gia tăng trong các mối quan hệ kinh tế Đức-Trung có thể phủ bóng đen lên sự phát triển các mối quan hệ giữa Trung Âu và Trung Quốc, mà cần được tính đến trong bối cảnh thực hiện dự án Con đường tơ lụa mới.

Sự căng thẳng đang gia tăng trong các mối quan hệ kinh tế Đức-Trung có thể phủ bóng đen lên sự phát triển các mối quan hệ giữa Trung Âu và Trung Quốc, mà cần được tính đến trong bối cảnh thực hiện dự án Con đường tơ lụa mới. Sau khi đưa ra những bình luận quan trọng ban đầu trên truyền thông Đức về sự hợp tác dưới hình thức “16+1”, trong những năm gần đây, các nhà bình luận của Đức đã thận trọng hơn.

Tuy nhiên, không thể loại trừ việc trong tình huống gia tăng nhanh chóng sự can dự của các công ty Trung Quốc ở Trung Âu, Đức sẽ nhìn nhận tiến trình này theo một cách quan trọng hơn nhiều, lo sợ rằng những lợi ích kinh tế chiến lược của mình trong khu vực có thể bị đe dọa trong dài hạn. Nếu các vụ mua lại các công ty Đức do các nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện bị chặn lại, Trung Quốc có thể ngày càng quan tâm đến việc mua cổ phần ở các công ty từ Trung Âu mà hoạt động như các công ty bán phụ cho các công ty Đức. Đây sẽ là một nỗ lực nữa trong việc đạt được sự tiếp cận với các công nghệ Đức.

Đối với các nhà nước Trung Âu, việc đưa ra khả năng ngăn chặn các vụ thu mua các công ty nội địa ở cấp EU có thể là một giải pháp có lợi và là một cơ chế cũng bảo vệ các nền kinh tế của họ chống lại những vụ tiếp quản mang tính thù địch của các nhà đầu tư từ Nga. Công cụ này sẽ chỉ hiệu quả khi những điều lệ chính xác được thông qua mà sẽ không cho phép Ủy ban châu Âu hoàn toàn làm theo ý mình. Nếu không, do áp lực từ các nhà nước có ảnh hưởng đáng kể trong các thể chế EU, sẽ xuất hiện nguy cơ là những điều lệ này sẽ được áp dụng có chọn lọc vì những mục đích cụ thể./.