“Nhóm giải pháp không phải chỉ dành cho DN có lãi”

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, nhóm giải pháp mà Bộ Tài chính vừa gửi lên Thủ tướng Chính phủ sẽ không chỉ giúp những doanh nghiệp đang có lãi mà còn mở rộng thêm nhiều đối tượng khác.

Phát biểu trong Họp báo chính phủ thường kỳ ngày 4/5, Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định, Bộ Tài chính đã tính toán và trình Thủ tướng gói giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó nhiều chính sách về thuế đã được đề xuất.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, nhóm giải pháp mà Bộ Tài chính vừa gửi lên Thủ tướng Chính phủ sẽ không chỉ giúp những doanh nghiệp đang có lãi mà còn mở rộng thêm nhiều đối tượng khác.


Phát biểu trong Họp báo chính phủ thường kỳ ngày 4/5, Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định, Bộ Tài chính đã tính toán và trình Thủ tướng gói giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó nhiều chính sách về thuế đã được đề xuất.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong các lĩnh vực như nông lâm, thủy sản, da giày, dệt may…

Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng (VAT) trong tháng 4, 5, 6 của các doanh nghiệp trên cũng được đề xuất gia hạn thêm sáu tháng. Những hộ kinh doanh nhà trọ khu công nghiệp cũng được yêu cầu miễn thuế VAT

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm 50% tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại.

Theo thứ trưởng, nguyên tắc quan trọng mà Bộ Tài chính hướng tới trong gói giải pháp lần này là hỗ trợ đúng đối tượng khó khăn.

“Cần đánh giá đúng doanh nghiệp nào đang khó khăn. Đó là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, gia công trong các ngành nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày…,” thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nói.

Như vậy, theo Thứ trưởng Mai, nhóm đối tượng doanh nghiệp được hỗ trợ thông qua những chính sách trên đã được mở rộng ra rất nhiều, không chỉ dừng lại ở những đơn vị sản xuất hay những doanh nghiệp có lãi.

Theo tính toán sơ bộ, nhóm giải pháp hỗ trợ này sẽ tác động tới tài chính khoảng 29.000 tỷ đồng. Trong đó các giải pháp giãn thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng khoảng 16.000 tỷ đồng. Giải pháp giảm 50% tiền thu đất tác động cỡ 1.500 tỷ đồng. Còn lại số tiền giảm, giãn từ những khoản chi tiêu và các loại phí khác.

Bộ Tài chính dự kiến sẽ bù đắp nguồn thu ngân sách bằng cách quản lý chặt chẽ nguồn thu hơn nữa để tránh tình trạng thất thu. Ngoài ra, theo Thứ trưởng Mai, điều quan trọng trong thời gian này là giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hy vọng, cuối năm và sang năm tới, các doanh nghiệp sẽ phát triển và sé tiếp tục đóng góp vào nguồn thu.

Ngoài những giải pháp về thuế, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, Bộ Tài chính cũng đã tính tới những biện pháp về chi ngân sách. Theo đó, cơ quan chức năng cần đẩy nhanh phân bổ chi đầu tư cơ bản để tiêu thụ sản phẩm sắt, thép, xi măng còn tồn kho. Đồng thời, những giải pháp giúp doanh nghiệp mở rộng đầu ra không chỉ trong nước mà còn nước ngoài cũng đã được tính tới./.

Xuân Dũng (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục