Phạm Thu Hà: Tư duy “chơi khác” nhạc cổ điển ở Việt Nam

Mặc dù không phải là là người tiên phong và duy nhất theo phong cách cổ điển giao thoa ở Việt Nam, nhưng bản thân sự kết hợp này trước nay ít người dám làm và làm bài bản, xuyên suốt như Phạm Thu Hà.

Phạm Thu Hà: Tư duy “chơi khác” nhạc cổ điển ở Việt Nam ảnh 1Phạm Thu Hà. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

1. Một lối đi riêng chưa bao giờ là dễ dàng, với âm nhạc càng thế. Hiện diện trong làng nhạc từ năm 2012, ngoài hình ảnh mềm mại, thanh thoát phảng phất lụa là hiếm thấy của  một “quý cô” -   Phạm Thu Hà lập tức gây chú ý bởi phong cách classical crossover (cổ điển giao thoa).

Khởi đi bằng sự kết hợp với Võ Thiện Thanh để cho ra album "Classic meets chillout" (hát cổ điển trên nền nhạc điện tử) đã giúp Phạm Thu Hà “khai màn” ấn tượng, giành luôn giải âm nhạc Cống hiến 2012 cho hạng mục "Album của năm" và được xem là một phát hiện thành công của giải năm đó.

Năm 2013, Phạm Thu Hà tiếp tục “bắt tay” với nhạc sỹ Đức Trí và “xuất xưởng” album “Tựa như gió phiêu du” (pop hóa cổ điển) giữa mùa Hè 2014.

Không có dấu hiệu dừng lại, năm 2015 chọn khoảng Hà Nội chớm Đông, Phạm Thu Hà bất ngờ trình làng album “Hà Nội…Yêu!” (hát cổ điển trên nền nhạc jazz).

Theo đuổi hướng đi này, Phạm Thu Hà đã làm được một việc là thay đổi tư duy trong “cách chơi” nhạc cổ điển tại Việt Nam, khi “pha” với những dòng nhạc khác.

Mặc dù không phải là là người tiên phong và  duy nhất ở Việt Nam, nhưng bản thân sự kết hợp này trước nay ít người dám làm, và làm bài bản và xuyên suốt như Phạm Thu Hà.

Phạm Thu Hà: Tư duy “chơi khác” nhạc cổ điển ở Việt Nam ảnh 2Phạm Thu Hà trong album 'Hà Nội... Yêu!' (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Đơn cử, vào tháng 11/2014 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình biểu diễn của nghệ sỹ jazz Trần Mạnh Tuấn cùng Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Nhật là Tetsuji Honna.

Ngoài thách thức đương đầu với những phản ứng có phần gay gắt của giới cổ điển toàn tòng. Việc thay đổi hay hình thành một thói quen thưởng thức đối với công chúng Việt Nam không phải việc một sớm một chiều.

Ấy thế nhưng, như một nghịch lý, hướng đi này, ngoài tinh thần nghệ thuật dám thử nghiệm rất đáng ghi nhận và khích lệ, còn được xem là cách làm hiệu quả, để giá trị kinh viện tiệm cận với đại bộ phận công chúng hơn khi khán giả không cảm thấy quá "nặng" khi nghe những bản nhạc mang phong cách cổ điển.

Từ Phạm Thu Hà có lẽ chưa bao giờ các tác phẩm cổ điển ở Việt Nam lại được thể hiện theo nhiều sắc thái lạ lẫm như vậy.

Album "Classic meets chillout” đến nay vẫn xứng đáng là một thử nghiệm hát cổ điển trên nhạc điện tử độc đáo và “bắt tai” của Phạm Thu Hà để đại chúng “làm quen” khái niệm “cổ điển giao thoa.”

Ba album với ba thử nghiệm cổ điển giao thoa khác nhau, từ “khúc dạo đầu” chillout vô cùng ấn tượng, thẩm thấu cùng pop, và để lại dấu ấn với jazz, thì đều thống nhất tinh thần tìm tòi, đưa tới cho người nghe những cách cảm thụ mới trên giá trị cũ.

Phạm Thu Hà: Tư duy “chơi khác” nhạc cổ điển ở Việt Nam ảnh 3Phạm Thu Hà đã tốt nghiệp đại học chính quy (5 năm) và có bằng thạc sỹ Khoa biểu diễn thanh nhạc Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

2. “Hà Nội… Yêu!” một thử nghiệm hát cổ điển trên nền nhạc jazz, mặc dù hình ảnh Phạm Thu Hà ở album này thiếu đột phá nhưng sự dụng công trong tâm tư chia sẻ cũng như khâu biên tập, đặc biệt là phần band chơi đậm đầy Tây phương, “Hà Nội… Yêu!” xứng đáng lọt vào tốp đầu những album để lại dấu ấn thành công nhất trong năm 2015.

Được thu âm tại Mỹ, “Hà Nội… Yêu!” được góp sức của rất nhiều nghệ sỹ tên tuổi như Henry Franklin, Blake White (Upright bass); Ramon Bonda, Gary Wing, Dusty Hainard (Drums); Tateng Katindig, Gary Matsumoto (Pianist); Vũ Anh Tuấn, John Harrington, Ryan Anglin (Horn Section); Khoa Trương (Guitarist).

Album này được Vũ Anh Tuấn (nhạc sỹ người Mỹ gốc Việt, anh rể của Phạm Thu Hà – PV) phối dàn nhạc và sản xuất. Anh còn thể hiện khả năng ca hát khi song ca với Phạm Thu Hà ca khúc “Nắng thủy tinh” trong album. Mặc dù, xét về tổng thể album, ca khúc này nên để cuối cùng như một bản bonus thì sẽ hợp lý hơn.

Những giai điệu đầu tiên cất lên đầy ngẫu hứng bởi Upright bass, Drums, Saxophone đã mang tới một tinh thần đặc “mùi jazz” cho album.

Chất jazz nổi cao hơn trong sự giao thoa, đã trở thành điểm tựa để tiếng hát Phạm Thu Hà bám và bay lên đầy thi vị.

Tiếng hát Phạm Thu Hà thênh thênh, mềm mại, buông lơi dẫn dụ người nghe vào trải nghiệm những cung bậc cảm xúc ngẫu hứng từ “Đoản khúc Thu Hà Nội” đến trọn “Hà Nội… Yêu!” nhiều sắc thái.

Gồm 10 ca khúc nổi tiếng lãng mạn như “Đoản khúc Thu Hà Nội” (Trịnh Công Sơn), “Nỗi lòng người đi” (Anh Bằng), “Em ơi! Hà Nội phố” (Phú Quang- ý thơ Phan Vũ), “Hướng về Hà Nội” (Hoàng Dương)… đan xen những nhạc phẩm dẫu không nhắc tới hay có hai chữ Hà Nội như “Gửi người em gái” (Đoàn Chuẩn & Từ Linh), “Yêu” (Văn Phụng), “Nỗi lòng” (Nguyễn Văn Khánh), “Chiếc lá cuối cùng” (Tuấn Khanh), “Chiều nay không có em” (Ngô Thụy Miên), “Nắng thủy tinh” (Trịnh Công Sơn)… nhưng “Hà Nội… Yêu!” lại ăm ắp hơi thở, nỗi nhớ Hà Nội trong cảm nhận người nghe.

Có thể nhiều người thoạt tiên khi nghe cái tên “Hà Nội… Yêu!” hẳn sẽ ơ thờ vì nghĩ rằng, Phạm Thu Hà lâm vào thế bí khi đi vào chủ đề lối mòn là Hà Nội. Nhưng nghe trọn Hà hát mười nhạc phẩm nổi tiếng lãng mạn đã có sức sống vượt thời gian trên nền nhạc jazz, không thể phủ nhận Hà Nội vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận.

Phạm Thu Hà: Tư duy “chơi khác” nhạc cổ điển ở Việt Nam ảnh 4Nhạc sỹ Vũ Anh Tuấn (giữ) và band chơi trong 'Hà Nội... yêu!' (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Trên nền nhạc jazz, cảm thức về Hà Nội không bị ép uổng kiểu cổ, phải thế này, thế kia mà đầy yên bình, thân thuộc như thành phố hiện tại mà chúng ta vẫn yêu thương, nhung nhớ.

Hà Nội trong tiếng hát Phạm Thu Hà trên nền nhạc jazz dễ chạm vào ngay từ lần đầu tiên và nghe được lâu, ở nhiều không gian khác nhau, lúc tinh sớm hoặc chiều muộn.

Như người chứng kiến, Hà Nội trở thành cái cớ, vỏ ngoài concept vô cùng lý tưởng để gói ghém, bao bọc một nỗi niềm riêng tư hơn, mà “Yêu” chính là cái lõi tận cùng.

Khi Phạm Thu Hà hát “Yêu” yên đưa, bình tỉnh như thể đã nếm trải hết những ngọt đắng thân phận của tình yêu và nỗi đau con người.

“Yêu là lòng bâng khuâng…là lòng dâng cao… là tìm thương đau…” (Yêu) “Nhưng sao trong ta cứ vẫn thương vẫn nhớ. Dầu sao, dầu sao nếu có một ngày. Một ngày ai reo tim ta. Là tình yêu kia ly tan. Và lòng vẫn thương vẫn nhớ…” (Nỗi lòng)

Những vòng hòa âm piano trong trẻo, âm bass ấm đến từng nốt khiến tiếng hát Phạm Thu Hà  trong album này như được định lượng, khéo hơn trong từng chữ, từng nốt.

Cá nhân tôi đặc biệt thích tiếng saxophone rất ngọt của Vũ Anh Tuấn. Đặc biệt, với phiên bản “Nỗi lòng”“Em ơi! Hà Nội phố” – hai ca khúc lâu nay vẫn thường được hát như bản ballad.

Nếu đã nghe danh ca Tuấn Ngọc hát “Nỗi lòng” theo tiết tấu jazz thì phiên bản “Nỗi lòng” qua tiếng hát nữ tính đầy thủ thỉ, tự sự của Phạm Thu Hà sẽ là dư vị mới, dễ vấn vương ngay từ lần nghe đầu tiên và càng nghe càng quyện hồn.

Phạm Thu Hà: Tư duy “chơi khác” nhạc cổ điển ở Việt Nam ảnh 5Phạm Thu Hà là con út trong một gia đình có ba anh chị em, ngay từ nhỏ cô đã thể hiện mình có khả năng về âm nhạc. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

3. Chỉ trong 4 năm, cho ra ba sản phẩm, từ "Classic meets chillout," “Tựa như gió phiêu du” “Hà Nội… Yêu!” có lẽ đã phần nào đủ xác tín về lộ trình Phạm Thu Hà đi được một vệt khá dài và bài bản với classical crossover.

Xu hướng phát triển của âm nhạc thế giới ngày càng cho thấy sự giao thoa là không tránh khỏi, các khuôn khổ loại hình sẽ được “xé rào.”

Chọn lối đi riêng nhưng không hề mò mẫm, loay hoay. Ngay từ lộ trình đầu tiên, Phạm Thu Hà đã cho thấy sự cứng cựa, cùng tư duy thay đổi “cách chơi” nhạc cổ điển khi lần lượt “bắt tay” với những nhạc sỹ/nhà sản xuất hàng đầu trong nước như Võ Thiện Thanh, Đức Trí và vươn ra đẳng cấp quốc tế với “Hà Nội… Yêu!”

Sau “Hà Nội… Yêu!” liệu Phạm Thu Hà sẽ còn thử nghiệm cổ điển giao thoa với loại hình âm nhạc nào nữa? Rock chăng? Hay chuyển hướng với thử nghiệm mới? Thật, tôi không biết.

Mặc dù, ở thời điểm năm 2012, khi Phạm Thu Hà bắt đầu gặt hái nhiều thành công với “Classic meets chillout" và được xem là “hiện tượng” của làng nhạc thì đâu đó có ý kiến cho rằng cách gọi “họa mi nhạc cổ điển” là một chiếu cố với nữ ca sỹ mà giọng hát chưa chạm tới chuẩn mực academic này.

Phạm Thu Hà không sở hữu giọng hát màu, nội lực, đẹp quý hiếm thường thấy trong dòng cổ điển nhưng nếu đã nghe trọn ba sản phẩm, từ “Classic meets chillout,” "Tựa như gió phiêu du,"“Hà Nội... Yêu!” không ai có thể phủ nhận Hà là người hát khéo và có tư duy “hát khác.”

Giữa những luồng tranh cãi về giọng, về danh xưng những diva, ông hoàng... vốn không đi đến hồi kết và chỉ ngăn cản sự phát triển thì việc xác lập một lối đi riêng chính là nơi-mình-có-thế-mạnh-nhất như Phạm Thu Hà, nhạc Việt hỏi có mấy ngư

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục