Phát hiện cơ chế đồng hồ sinh học của bàng quang

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện cơ chế điều tiết về đêm của đồng hồ sinh học bàng quang. Phát hiện này giúp điều trị chứng tiểu đêm.
Mới đây trên trang mạng Nature Communications của Anh, một nhóm nghiên cứu của Đại học Kyoto (Nhật Bản) cho biết họ đã phát hiện cơ chế điều tiết lượng nước tiểu về đêm của đồng hồ sinh học bàng quang qua tiến hành thí nghiệm trên chuột.

Phát hiện này có thể giúp điều trị chứng tiểu đêm và đái dầm ban đêm.

Đồng hồ sinh học là nhịp điệu nội bộ và nhịp độ chu kỳ các hoạt động sống của sinh vật. Sinh vật thay đổi chu kỳ qua cảm nhận môi trường bên ngoài để điều tiết tốc độ hoạt động sinh lý của bản thân.

Mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều có đồng hồ sinh học riêng và đóng vai trò quan trọng với chức năng của các cơ quan.

Ban ngày, thận người bài tiết ra lượng nước tiểu tương đối nhiều, đồng thời bàng quang sẽ co giãn nên lượng nước tiểu tích trữ không quá nhiều. Tuy nhiên, ban đêm bàng quang không co rút, do vậy lượng nước tiểu tích trữ nhiều hơn.

Nếu chức năng của hai thời điểm này bị rối loạn, sẽ gây ra hiện tượng tiểu đêm, đái dầm ban đêm.

Nhóm nghiên cứu qua thí nghiệm trên chuột đã phát hiện, đồng hồ sinh học có vai trò điều tiết quan trọng đối với lượng nước tiểu tích trữ ngày và đêm trong bàng quang. Mặc dù chuột là động vật hoạt động về đêm, nhưng cũng giống như người, chúng có số lần đi tiểu giảm khi ngủ và nhiều khi thức.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, một loại protein Cx43 trong bàng quang của chuột xuất hiện ít hơn trong thời gian ngủ và nhiều hơn trong các hoạt động thường ngày của chúng.

Điều này cho thấy nó có liên quan đến sự co giãn của bàng quang. Sau khi tổng hợp chức năng gen của protein này, lượng tiểu mỗi lần của chuột gấp 2 lần so với chuột bình thường.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, tổng hợp protein Cx43 sau khi ngủ, cho phép bàng quang khó co giãn giúp tích trữ lượng nước tiểu nhiều hơn./.

Thùy Linh (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục