[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro

Du khách sẽ bị choáng ngợp khi nhìn ngắm hàng ngàn muông thú với nhiều loài ở khu bảo tồn Ngorongoro nằm miệng núi lửa đã tắt lớn nhất thế giới tại Tanzania.
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 1Toàn cảnh khu bảo tồn Ngorongoro với diện tích hơn 800.000ha. Địa hình gồm núi cao, đồng bằng, thảo nguyên, rừng hoang mạc và rừng. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 2Ngắm nhìn muông thú từ trên cao. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 3Đàn linh dương, ngựa vằn di chuyển trên một bình nguyên rộng lớn. Theo Wikipedia, vào tháng Năm và tháng Sáu hàng năm, chúng ào ạt di chuyển về các đồng bằng ở miền Trung. Đôi lúc, đàn súc vật có thể dài tới hơn 10km, theo sau là những loài thú ăn thịt... (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 4Những con trâu rừng phải dùng cỏ khô làm thức ăn. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 5Hà Mã ngụp dưới dòng sông như những tảng đá. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 6Lợn rừng với những chiếc nanh dài bới đất tìm thức ăn. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 7Có khoảng hơn 1 triệu cá thể muông thú tại khu bảo tồn Ngorongoro. Nhưng không phải ai cũng có thể nhìn thấy thú dữ, thú quý hiếm khi đến thăm khu bảo tồn này. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 8Những chú bồ nông tìm thức ăn trong đầm nước. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 9Sau hành trình bằng ôtô dạo quanh khu bảo tồn, du khách thường dừng lại bên hồ nước, ngắm nhìn đàn ngựa vằn uống nước và thư thái trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 10Ở giữa khu bảo tồn có một miệng núi lửa đã tắt ở độ cao 2.286 m, đường kính từ 15 đến 20km, được hình thành từ kỷ Đại trung sinh (giai đoạn bò sát) đây là núi lửa có miệng núi lửa lớn nhất thế giới. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 11Những chú đại bàng châu Phi bay lượn trên đầu du khách. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
[Photo] "Lùng sục" muông thú ở khu bảo tồn động vật Ngorongoro ảnh 12Đàn chim bên hồ nước thanh bình. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục