Phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra nhanh hơn dự kiến

Tại Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới khai mạc ngày 24/4 tại Washington (Mỹ), phần đông các đại biểu tham dự đều nhất trí rằng quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra nhanh hơn dự kiến song vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến khu vực tài chính công.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp của Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế - cơ quan hoạch định chính sách của IMF, Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn nêu rõ sau khi trải qua các giai đoạn hoảng loạn, hành động và giải cứu, thế giới đang bước vào "giai đoạn thứ tư" là "tái thiết."
Tại Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) khai mạc ngày 24/4 tại Washington (Mỹ), phần đông các đại biểu tham dự đều nhất trí rằng quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra nhanh hơn dự kiến song vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến khu vực tài chính công.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp của Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế (IMFC)- cơ quan hoạch định chính sách của IMF, Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn nêu rõ sau khi trải qua các giai đoạn hoảng loạn, hành động và giải cứu, thế giới đang bước vào "giai đoạn thứ tư" là "tái thiết."

Tuy nhiên, theo báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" và "Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu" mà IMF công bố đầu tuần này, sự phục hồi nói trên không đồng đều với tốc độ tăng trưởng diễn ra nhanh hơn ở một số thị trường đang nổi, trong khi lại "lẹt đẹt" ở các nền kinh tế tiên tiến như Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.

Trước thực tế này, các đại biểu tham dự cuộc họp của IMFC cho rằng "các chính phủ của các nền kinh tế lớn sẽ cần cải thiện sự phối hợp điều hành của những gói kích thích kinh tế cũng như các chiến lược thoát hiểm trong khi vẫn duy trì khung chính sách phản chu kỳ" (counter-cyclical policy, là chính sách kinh tế được thiết kế để làm yếu các tác động của chu kỳ kinh doanh).

Tuyên bố sau cuộc gặp của IMFC nêu rõ: "Các tín hiệu về sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ là đáng khích lệ song vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết một cách nhịp nhàng... Chúng tôi cam kết mạnh mẽ bảo đảm sự bền vững của khu vực tài chính công và giải quyết các nguy cơ nợ quốc gia."

Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã hối thúc các nhà lãnh đạo EU và IMF vạch ra kế hoạch cứu trợ Hy Lạp, nước đang trở thành nạn nhân của những vấn đề xuất phát từ sự quản lý tài chính yếu kém./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục