Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ: Hòa đàm Syria sẽ còn kéo dài

Ông Mehdi Eker, Phó Chủ tịch đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng các cuộc hòa đàm về Syria tại Astana cũng như tại Geneva sẽ là một con đường dài mà các bên phải đi.
Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ: Hòa đàm Syria sẽ còn kéo dài ảnh 1Toàn cảnh vòng hòa đàm ở Astana ngày 4/5. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, ông Mehdi Eker, Phó Chủ tịch đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng các cuộc hòa đàm về Syria tại Astana cũng như tại Geneva sẽ là một con đường dài mà các bên phải đi.

Theo ông Eker, điều này xuất phát từ những quan điểm khác biệt của các bên tham gia đàm phán.

Ông Eker cũng cho hay phía Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ không có thêm những động thái làm phức tạp thêm tiến trình hòa đàm.


[Hòa đàm Syria tại Geneva sẽ được nối lại vào ngày 16/5]

Ông Eker, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, cũng lên tiếng chỉ trích Mỹ và NATO đã hậu thuẫn cho lực lượng Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), lực lượng mà ông cho là cánh tay nối dài của Đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Ông nhấn mạnh điều mà Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn tại Syria là chấm dứt tình trạng giết chóc dân thường vô tội.

Dự kiến, vòng hòa đàm Syria sẽ được nối lại vào ngày 16/5 tới với sự tham dự của Chính phủ Syria và phe đối lập.

Trước đó, ngày 4/5, tại Astana, các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã đạt được một thỏa thuận về việc thiết lập 4 vùng an toàn. Thỏa thuận này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 6/5.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, lối thoát cho cuộc khủng hoảng Syria vẫn còn khá xa vời.

Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ: Hòa đàm Syria sẽ còn kéo dài ảnh 2Ông Mehdi Eker, Phó Chủ tịch đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: AP)

Ông Eker, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, cũng lên tiếng chỉ trích Mỹ và cả NATO đã hậu thuẫn cho lực lượng Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), lực lượng mà ông cho là cánh tay của đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Ông nhấn mạnh điều mà Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn tại Syria là chấm dứt tình trạng giết hại những dân thường vô tội.

Vấn đề nhân quyền đang là chủ đề gây mâu thuẫn giữa Ankara và một số quốc gia phương Tây kể từ sau vụ đảo chính bất thành.

Một chiến dịch trấn áp mạnh tay đã được chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan triển khai với số người bị bắt giữ lên tới 40.000 người. Ngoài ra còn có khoảng 150.000 công chức bị sa thải và 144 nhà báo bị bắt giữ.

Ngày 3/5 vừa qua, sau hơn nửa tháng tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về việc mở rộng quyền của Tổng thống, ông Erdogan đã được đảng AKP bầu lại làm Chủ tịch của đảng này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục