Ra mắt ấn phẩm về sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

Ấn phẩm “Tinh hoa Sản vật Việt” là bộ dữ liệu đầy đủ và cập nhật về các sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam, được thể hiện thông qua các hình thức báo chí hiện đại như Infographic.
Ra mắt ấn phẩm về sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam ảnh 1Tinh hoa Sản vật Việt là cuốn cẩm nang đầy đủ về các sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam. (Nguồn: KHPT)

Ấn phẩm “Tinh hoa Sản vật Việt” là bộ dữ liệu đầy đủ và cập nhật về các sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam, được thể hiện thông qua các hình thức báo chí hiện đại như Infographic.

Cuốn “cẩm nang” này do Báo Khoa học và Phát triển phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ phát hành để chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2017.

Ấn phẩm “Tinh hoa Sản vật Việt” gồm 120 trang nội dung (khổ 21x27,5cm), trong đó cốt lõi là 50 trang về toàn bộ các sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam tính đến tháng Năm. Mỗi sản vật mang chỉ dẫn địa lý được trình bày như một Infographic với thiết kế trực quan sinh động và giàu thông tin.

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus ngày 24/5, lãnh đạo Báo Khoa học và Phát triển khẳng định đây là ấn phẩm đầy đủ nhất về các sản vật được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam hiện nay. Mỗi Infographic này đi kèm một mã QR Code để bạn đọc có thể dùng điện thoại di động thông minh tiếp cận kho tư liệu trực tuyến mở rộng và liên tục cập nhật về các sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

[Xây dựng chỉ dẫn địa lý sản phẩm sâm Ngọc Linh]

Bên cạnh đó, đặc san “Tinh hoa Sản vật Việt” còn có các bài viết, phóng sự ảnh về các sản phẩm nổi tiếng ở Việt Nam đang được quản lý và phát triển thành quy mô hàng hóa có giá trị cao, đóng góp vào kinh tế xã hội của địa phương như nước mắm Phú Quốc, sâm Ngọc Linh, chè Thái Nguyên.

Ấn phẩm này cũng có sự tham gia đóng góp nội dung của các chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về chiến lược, chính sách cho nông sản nói chung và phát triển hàng hóa cho sản vật nói riêng như tiến sỹ Đặng Kim Sơn, tiến sỹ Đào Thế Anh, tiến sỹ Trần Văn Ơn… Các mô hình phát triển sản vật địa phương thành công như OCOP (mỗi làng một sản phẩm) cũng được phân tích chi tiết trong ấn phẩm…/.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục