Rót mạnh vốn cho ngành điện, TPBank đầu tư khôn ngoan

Rót mạnh vốn cho ngành điện, TPBank chọn hướng đầu tư khôn ngoan

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành điện, mới đây một số ngân hàng đã tham gia hỗ trợ cấp vốn cho ngành này, điển hình trong số đó có sự tham gia tích cực của Ngân hàng Tiên Phong (TPBank).
Rót mạnh vốn cho ngành điện, TPBank chọn hướng đầu tư khôn ngoan ảnh 1Lễ ký kết hợp đồng tín dụng của TPBank và EVNCPC

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành điện, mới đây một số ngân hàng đã tham gia hỗ trợ cấp vốn cho ngành này và Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) là một trong số đó.

Theo kế hoạch của ngành điện lực, muốn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cho tới năm 2020, ngành điện cần phải đầu tư hàng trăm công trình, dự án điện. Trong khi đó, theo báo cáo của ngành điện thì thực tế doanh thu chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư, chính vì thế, bài toán vốn luôn trở nên nan giải với ngành điện.

Và để tháo gỡ khó khăn cho ngành điện, một số ngân hàng lớn đã có động thái hỗ trợ cấp vốn cho ngành này. Trong số đó có sự tham gia tích cực của TPBank, khi liên tiếp trong những tháng đầu năm 2015 đã kí kết hai hợp đồng tài trợ tín dụng lâu dài cho những dự án về điện năng có quy mô lớn.

Rót mạnh vốn cho ngành điện, TPBank chọn hướng đầu tư khôn ngoan ảnh 2

Những khoản đầu tư khôn ngoan

Liên tục trong tháng 5, TPBank đã ký hợp đồng hỗ trợ vốn lâu dài cho các dự án về điện. Ngày 19/5/2015, TPBank ký kết Hợp đồng cung cấp gói tín dụng tài trợ cho 11 dự án của Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cung cấp nguồn vốn để nâng cao chất lượng mạng lưới cấp điện trung áp tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Bình Định, Kon Tum, Quảng Trị, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đăk Nông, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai.

Mới đây nhất, TPBank cam kết sẽ hỗ trợ vốn lâu dài cho Genco 1 trong việc đầu tư xây dựng dự án Thủy điện Bản Vẽ. Đây là công trình xây dựng trên nhánh sông Nậm Nơn, thuộc địa bàn huyện miền núi Tương Dương (tỉnh Nghệ An) được Chính phủ tập trung đầu tư, xây dựng và là công trình thuỷ điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung với công suất 320 MW.

Thuỷ điện Bản Vẽ có nhiệm vụ chính phát điện, hoà lưới điện quốc gia, đồng thời cung cấp một phần điện cho nước bạn Lào. Ngoài ra, Thuỷ điện Bản Vẽ còn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, đẩy mặn, chống lũ cho vùng hạ lưu sông Cả.

Đại diện TPBank cho biết, tiếp sau hợp đồng này, Ngân hàng sẽ xem xét hợp tác dài hạn cho nhiều dự án khác của GENCO 1 trong tương lai. Với việc tham gia tài trợ cho một số dự án điện gần đây, TPBank tiếp tục khẳng định uy tín và sự vững vàng về tài chính cũng như trách nhiệm xã hội của mình khi đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Định hướng lâu dài

Việc đầu tư vào ngành điện, vốn đang được chính phủ khuyến khích không chỉ thể hiện trách nhiệm đối với xã hội của TPBank, mà còn cho thấy một thị trường mới đã được Ngân hàng TMCP Tiên Phong nghiên cứu kỹ lưỡng.

Rót mạnh vốn cho ngành điện, TPBank chọn hướng đầu tư khôn ngoan ảnh 3Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng dài hạn TPBank và EVN (Nguồn: TPBank)

Sau việc trở thành ngân hàng Việt Nam gia nhập vào thị trường tín dụng hàng không với hợp đồng đã ký với Vietjet Air, TPBank một lần nữa lại khẳng định tên tuổi và vị thế tài chính của mình bằng việc đầu tư vào ngành điện, một ngành được đánh giá là đầy hấp dẫn và có hiệu quả xã hội thiết thực.

Các chuyên gia tài chính cho rằng, sự đầu tư gần đây của TPBank đang chứng tỏ những bước đi rất khôn ngoan của ngân hàng. Nó chứng tỏ sự tính toán về một định hướng lâu dài, phù hợp với mục tiêu lọt top 15 ngân hàng lớn tại Việt Nam của TPBank bởi, hàng không hay điện năng, đều là những lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực kinh tế vững vàng.

Đại diện TPBank khẳng định: “Việc đầu tư vào ngành điện không chỉ thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, đất nước mà còn cho thấy định hướng phát triển lâu dài của TPBank”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục