Thanh tra trách nhiệm của Bộ Y tế về việc tự chủ tài chính

Ngày 21/9, tại Bộ Y tế, Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định về việc thanh tra trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc thực hiện quy định về tự chủ tài chính.

Ngày 21/9, tại Bộ Y tế, Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định về việc thanh tra trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc thực hiện quy định về tự chủ tài chính.

[Bộ Y tế xét nghiệm không có sản phẩm mà vẫn có kết quả?]

Nội dung thanh tra Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc liên quan đến việc thực hiện quy định về tự chủ theo các Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ; việc quản lý đầu tư xây dựng 2 bệnh viện trọng điểm theo Đề án 125: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng đại diện lãnh đạo bộ, thanh tra bộ và các thành viên đoàn thanh tra cùng tham dự​​.

Theo Quyết định số 2199/QĐ-TTCP ngày 31/8/2017 của Tổng Thanh tra Chính phủ, đoàn thanh tra có 13 thành viên do ông Phan Thăng Long, Phó Vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn.

Đoàn Thanh tra có nhiệm vụ tiến hành thanh tra theo nội dung quy định và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt.

Phát biểu chỉ đạo, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn nêu rõ mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra và yêu cầu Đoàn thanh tra triển khai đúng kế hoạch, có sự phân công, phân nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của đoàn; thực hiện nghiêm túc quy chế của đoàn thanh tra cũng như các quy định khác của pháp luật về thanh tra.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Y tế cũng như các đơn vị có liên quan tạo mọi điều kiện để đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất.

Theo quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ, thời kỳ thanh tra từ năm 2013-2016; khi cần có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên.

Thời hạn thanh tra 70 ngày làm việc thực tế (không kể ngày nghỉ, ngày lễ) kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.

Các cục vụ liên quan có Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ trang thiết bị y tế, Ban quản lý dự án trọng điểm...

Trong những qua Bộ Y tế đã thực hiện xây dựng 5 bệnh viện trọng điểm với tổng kinh phí khoảng 20.000 tỷ đồng trong đó 3 bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh và 2 bệnh viện ở tỉnh Hà Nam./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục