Thông tin cá nhân của nhiều lãnh đạo G20 bị lộ vì "lỗi email"

Các nhà tổ chức hội nghị G20 của Australia đang phải đối mặt với rắc rối khi một lỗi email của sự kiện trên đã khiến thông tin cá nhân của một loạt lãnh đạo các nước bị lộ.
Thông tin cá nhân của nhiều lãnh đạo G20 bị lộ vì "lỗi email" ảnh 1Lãnh đạo các nước tại hội nghị G20 ở Australia.

Các nhà tổ chức hội nghị G20 của Australia đang phải đối mặt với rắc rối khi một lỗi email của sự kiện trên đã khiến thông tin cá nhân của một loạt lãnh đạo các nước bị lộ.

Các chi tiết cá nhân của 31 lãnh đạo hàng đầu thế giới đã bị rò rỉ cho những người tổ chức một giải đấu bóng đá vào cuối năm ngoái, do lỗi tự động tùy trình cập nhật danh sách gửi email.

Theo tờ The Guardian, sự cố rò rỉ thông tin trên bị gây ra bởi một nhân viên của Bộ Di trú Australia.

Cuối tháng 11 năm ngoái, Australia đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20, ở thành phố phía duyên hải phía Đông, Brisbane. Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nằm trong số các nhà lãnh đạo tới tham dự hội nghị.

Nhân viên tại Bộ Di trú Australia đã gửi nhầm các thông tin cá nhân của tất cả các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh - trong đó bao gồm số hộ chiếu, ngày-tháng-năm sinh và số visa tới "nhầm" địa chỉ là một ban tổ chức địa phương giải Asian Cup.

Tuy nhiên, theo thông cáo của Bộ Di trú Australia, người nhận không mong muốn của các email trên đã ngay lập tức thông báo sự cố nhầm địa chỉ trên cho phía người gửi đồng thời tiến hành xóa bỏ và không sao chép thư vào hệ thống sao lưu.

Những tiết lộ rò rỉ thông tin trên diễn ra ra chỉ vài ngày sau khi Australia thông qua luật mới lớn đòi hỏi mỗi ISP và nhà cung cấp viễn thông nước này phải lưu trữ siêu dữ liệu điện thoại và internet của khách hàng trong một thời gian bắt buộc hai năm.

Việc bắt buộc lưu dữ liệu trên đã đối mặt với sự phản đối từ các chuyên gia pháp lý, nhóm phương tiện truyền thông, những người ủng hộ quyền tự do dân sự và công chúng.

Hiện nay, Australia không có luật yêu cầu công bố thông tin bắt buộc các dữ liệu vi phạm, cho dù chúng được gây ra bởi các tổ chức chính phủ hoặc các công ty tư nhân./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục