Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên

Hàng chục công nhân đã thức trắng đêm để sửa lại mặt cầu Long Biên. Đây là lần đầu tiên, mặt cầu được thử nghiệm trải thảm carboncor asphalt - vật liệu bêtông nhựa nguội chế tạo theo công nghệ mới.
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 1Các công nhân và kỹ sư đã thức trắng đêm để tiến hành thi công sửa chữa, khôi phục cầu Long Biên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 2Năm 2015, cầu Long Biên đã trải qua một đợt 'đại tu' với kinh phí lên tới 300 tỷ đồng. Thế nhưng mặt cầu lại không được sửa chữa khiến công trình dài hơn 2 cây số bị xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 3Các kỹ sư của Viện Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Giao thông Vận tải đang tiến hành kiểm tra kỹ thuật trước khi tiến hành trải lại thảm mặt. Nhiều xe ba gác được huy động chở các vật nặng để kiểm tra độ rung lắc cũng như kết cấu của mặt cầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 4Để đảm bảo an toàn cho việc thi công dự án khôi phục cầu Long Biên giai đoạn 1, chủ đầu tư và nhà thầu đã tiến hành rào chắn cấm toàn bộ đường chiều từ Trung tâm Hà Nội sang quận Long Biên. Thời gian cấm từ 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 5Các công nhân đang tiến hành cào bóc mặt đường cũ để tiến hành nghiệm trải thảm carboncor asphalt - vật liệu bêtông nhựa nguội chế tạo theo công nghệ mới mặt đường bộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 6Những tấm bêtông lót dưới có hiện tượng xuống cấp, nứt gãy sẽ được thay thế mới đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 7Theo Công ty cổ phần đường sắt Hà Hải (Tổng công ty đường sắt Việt Nam), đơn vị được giao quản lý cầu Long Biên cho biết, cây cầu này vẫn đang trong quá trình sửa chữa, nâng cấp theo dự án bảo trì, nâng cấp cầu đến năm 2025. Dự kiến, cuối năm 2017, việc sửa chữa, gia cố mặt đường sẽ hoàn thiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 8Thời gian thi công, sửa chữa chỉ khoảng 6 tiếng đồng hồ, chính vì vậy các công nhân và kỹ sư tại đây phải chạy đua với thời gian, làm việc liên tục với cường độ lớn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 9Đây là lần đầu tiên, mặt cầu được thử nghiệm trải thảm carboncor asphalt - vật liệu bêtông nhựa nguội chế tạo theo công nghệ mới mặt đường bộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 10Loại vật liệu mới giúp việc thi công dễ dàng hơn, chỉ cần rải ra từ 3 - 6cm độ dày đường, rồi tưới nước, dùng lu nhỏ lăn qua là phẳng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 11Theo đơn vị thi công, loại vật liệu mới này có ưu điểm như: chống ồn, chống trơn trượt. Khi thi công xong từ 4 - 8 tiếng có thể đi lại được luôn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 12Đặc biệt, loại vật liệu này khi thi công không có khói bụi gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 13Loại vật liệu mới rất thích hợp với khí hậu nắng nóng khi nhiệt độ mặt đường lên cao loại nhựa này sẽ không chảy, không bị biến dạng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 14Công việc trải thảm đường tại cầu Long Biên hết sức khó khăn. Các công nhân sẽ phải vừa trải lại mặt cầu, vừa phải sửa chữa lại các vị trí hư hại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trắng đêm cùng công nhân thay áo mới cho cầu Long Biên ảnh 15Dự kiến, đến cuối năm 2017, việc trải thảm lại toàn bộ mặt cầu Long Biên sẽ hoàn tất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Cầu Long Biên do Pháp xây dựng từ 1898 đến 1902 là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, hiện nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên.

Cầu dài 2.290m qua sông và 896m đường dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng), đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ.

Cây cầu lịch sử này của thủ đô thời gian gần đây xuống cấp nghiêm trọng và liên tục được tu sửa để duy trì tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn.

Gần đây nhất vào năm 2015, cầu Long Biên được đại tu lớn nhất lịch sử với kinh phí 300 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục