Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng

Lựa chọn cho mình một lối đi riêng trong sáng tạo nghệ thuật, Ngô Văn Sắc gây ấn tượng với những tác phẩm nghệ thuật tranh đốt gỗ lạ và độc đáo.

Lựa chọn cho mình một lối đi riêng trong sáng tạo nghệ thuật, Ngô Văn Sắc gây ấn tượng với những tác phẩm nghệ thuật tranh đốt gỗ lạ và độc đáo. Anh cũng là họa sỹ tiên phong tại Việt Nam khởi xưởng dòng tranh đốt gỗ.

Nhìn Sắc không ai bảo anh là họa sỹ, mà trông giống anh thợ mộc bận bịu trong xưởng của mình với bừa bộn gỗ, búa, đục, cưa, khoan. Sắc cho biết, đốt gỗ thành tranh nảy sinh khi anh đốt bỏ những bức tranh khắc gỗ chưa ưng ý.

Nhìn quá trình lửa trùm lên những tác phẩm dang dở đó, Sắc thấy trong khói điêu tàn là một sự hồi sinh một tác phẩm mới. Khi nhìn các khuôn mặt khắc cháy dần trong lửa, một ý tưởng bỗng lóe lên trong anh: "Sự thiêu hủy hình thành một cái mới, sự sống mới."

Bị mê hoặc bởi những vân gỗ, Sắc chia sẻ, anh yêu chất liệu gỗ và say mê sáng tác trên gỗ bởi tính tự nhiên của nó mang lại. Hiệu quả nghệ thuật mà gỗ mang lại còn ở chính vẻ đẹp tạo hình tự nhiên của những thớ gỗ, vân gỗ.

Ngô Văn Sắc khắc lên đó hình ảnh rồi sử dụng kỹ thuật nung đốt để tạo thành những bức tranh ẩn hiện trên nền gỗ. Cái khó của kiểu vẽ tranh này tính toán đường đi của lửa để thể hiện được đúng ý đồ của họa sĩ, những mảng màu sáng tối, đậm nhạt thể hiện tâm trạng bức chân dung người.

Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 1Họa sĩ Ngô Văn Sắc với những bức tranh đốt gỗ lạ và độc đáo.
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 2Vân gỗ kết hợp với lửa và đôi tay của họa sĩ trở thành những tác phẩm vô cùng sống động.
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 3Những tác phẩm tranh đốt gỗ của anh gây sự chú ý và thích thú cho những người yêu nghệ thuật.

Với nguyên lý dùng nhiệt đốt cháy bề mặt gỗ để tạo hình, Ngô Văn Sắc đã sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh tế. Chất liệu tạo hình của những tác phẩm đơn thuần là gỗ và lửa. Nếu lửa đi quá tay, bức tranh bị cháy xém rất mất thẩm mỹ, còn nếu đường đi của lửa non tay thì lại không chuyển tải được hết ý tứ cũng như ý tưởng nghệ thuật của bức tranh.

Cái kỳ công của người làm loại tranh này là không phải lúc nào cũng tìm được mảnh gỗ có kích thước như ý tưởng sáng tác của Sắc nên buộc phải gọt đẽo hoặc ghép các mảnh gỗ vào với nhau. Tác phẩm "Bức chân dung tự họa" của Ngô Văn Sắc có kích thước 200x120 cm cũng làm anh mất khá nhiều thời gian.

Trên khối gỗ tự nhiên hình chữ nhật được chia thành 16 ô, Sắc khắc họa ở mỗi ô những góc khuôn mặt của chính anh. Màu nâu của gỗ hòa với màu đen của vết cháy và những đường vân tự nhiên tạo nên hiệu ứng thị giác đặc biệt cho bức chân dung.

Tác phẩm vừa như sự tự bộc lộ trạng thái cảm xúc của một người làm nghệ thuật trong cuộc sống vừa như ẩn giấu góc khuất bên trong một con người. Bức chân dung tự họa này đã đoạt giải nhất cuộc thi "Chân dung tự họa - Dogma Prize" năm 2012.

Một số tác phẩm tranh đốt gỗ của Ngô Văn Sắc:

Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 4
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 5
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 6
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 7
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 8
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 9
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 10
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 11
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 12
Tranh đốt gỗ của họa sỹ trẻ Ngô Văn Sắc: Độc đáo và ấn tượng ảnh 13

Có thể nói Ngô Văn Sắc đã thành công trong hành trình làm nghệ thuật nhằm thể hiện những sắc thái, tâm trạng của con người, mà sau những mảng màu sáng tối là ẩn chứa những thân phận, những vùng kí ức và những câu chuyện để người xem tiếp tục chiêm nghiệm, tìm kiếm và hoài niệm./.

(Báo ảnh Việt Nam)

Tin cùng chuyên mục