Vén màn bí mật giúp động vật sống sót sau thảm họa Chernobyl

Các nhà sinh vật học vừa khám phá ra bí mật giúp một số loài động vật và chim chóc sống sót trong vùng cách ly ở Chernobyl.
Vén màn bí mật giúp động vật sống sót sau thảm họa Chernobyl ảnh 1Một con cáo sống trong khu vực chịu thảm họa Chernobyl. (Nguồn: ibtimes.co.uk)

Các nhà sinh vật học đã khám phá ra bí mật giúp một số loài động vật và chim chóc sống sót trong vùng cách ly ở Chernobyl.

Theo một nghiên cứu của Timothy A.Moussseu và Anders P.Moller đăng trên tờ Nhật báo Offord, cơ thể của những loài động vật nói trên đã chặn các ảnh hưởng tiêu cực của phóng xạ và sản sinh ra một lượng lớn chất chống oxy hóa.

“Mặc dù xu hướng chung vẫn là giảm số lượng động vật do ô nhiễm phóng xạ, có một sự biến đổi lớn ở các loài về độ nhạy cảm với nuclit phóng xạ. Những phát hiện này chỉ ra một vai trò quan trọng của các chất chống oxy hóa trong việc bảo vệ cơ thể chống tác động của chất phóng xạ,” hai nhà khoa học cho biết.

Theo Sputnik, Mosseau, Moller và các đồng nghiệp, bao gồm một nhóm các nhà khoa học Nga và Ukraine đã cùng tham gia dự án quốc tế “Chernobyl + Fukushima.”

Các nhà sinh vật học, vật lý học và chuyên gia từ các lĩnh vực khoa học khác nghiên cứu thấu đáo tác động của phóng xạ mức độ thấp tới sức khỏe của một số loài động vật nhất định.

Trong những năm vừa qua, các nhà khoa học đã khám phá được nhiều sự thật thú vị và cũng gây tranh cãi về tác động của phóng xạ.

Ví dụ, phóng xạ được phát hiện gây ra đột biến ở nhiều loài động vật, nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả quần thể.

Các chuyên gia đã chứng minh được rằng chim chóc và động vật phản ứng với phóng xạ mức độ thấp theo nhiều cách khác nhau. Số lượng một số loài chim và động vật có vú đã giảm, và một số khác lại tăng.

“Một số sự biến đổi về độ nhạy cảm có thể được giải thích bằng những khác biệt về tiền sử sinh sống, sinh lý học và tập tính. Ví dụ, chim chóc ở Chernobyl, những loài di cư từ xa đến, những loài có màu sắc sặc sỡ và những loài ăn sâu bọ trong đất cho thấy phản ứng âm lớn nhất với phóng xạ.”

Nhìn chung, các phát hiện này cho thấy các động vật nêu trên, với cơ thể bằng cách nào đó đã sản sinh nhiều chất chống oxy hóa hơn, có thể thích ứng tốt hơn với điều kiện sống trong khu vực cách ly và ít chịu ảnh hưởng của các tác động tiêu cực của phóng xạ.

Số lượng cá thể một số loài đã tăng vì suy giảm cạnh tranh và ít áp lực từ động vật săn mồi.

Ngược lại, các loài động vật khác, trong đó có con người lại phản ứng tiêu cực với phóng xạ do không có khả năng sản sinh lượng chất chống oxy hóa phù hợp.

Do đó, nghiên cứu đưa ra kết luận rằng chỉ những loài có thể sống sót và phát triển thịnh vượng trong điều kiện phóng xạ có thể thích nghi với môi trường phóng xạ và sản sinh nhiều chất chống oxy hóa trong cơ thể./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục