[Video] Sự nguy hiểm của sán lợn và cách phòng tránh lây nhiễm

Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội, nang sán nằm trong mắt có thể làm giảm thị lực hoặc mù.

Hiện nay ít nhất 55 tỉnh, thành trên cả nước đã xuất hiện các ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.

Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội.

Nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

[Ăn thực phẩm, thịt lợn đã nấu chín để phòng bệnh sán lợn]

Việc mắc bệnh sán lợn liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Con người chỉ bị nhiễm sán lợn khi ăn phải trứng sán hoặc nang sán trưởng thành có trong thịt chưa nấu chín kỹ, thịt sống, rau sống, thịt tái…

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái, rau sống không vệ sinh.

Người có sán phải được điều trị, không được phóng uế bừa bãi. 

Có thể điều trị khỏi hoàn toàn sán lợn. Việc điều trị sán nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa.

Đối với người trưởng thành thì điều trị sán lợn nhanh hơn ở trẻ em. Nhiễm ấu trùng sán thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày./.

(Vietnam+)