[Videographics] COP đã nỗ lực chống biến đổi khí hậu như thế nào?

Hội nghị lần thứ 21 tại Paris, còn gọi là COP21, đặt mục tiêu bảo vệ hiệp ước đầu tiên được quốc tế công nhận nhằm khống chế nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C.

Từ sau hội nghị phát triển bền vững đầu tiên năm 1972 ở Stockholm, Thụy Điển, các vấn đề môi trường đã dần dần được đưa vào chương trình nghị sự thế giới.

Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất năm 1992 ở Rio de Janeiro, Brazil, đã đặt nền móng cho “ngoại giao xanh,” và dẫn đến sự ra đời của Công ước khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc.

Kể từ năm 1995, Hội nghị Thượng đỉnh của các bên tham gia Công ước, còn gọi là COP (Conference of Parties to the Convention) hàng năm đã trở thành cơ hội cho các quốc gia và vùng lãnh thổ chiến đấu với biến đổi khí hậu bằng việc giảm lượng khí thải.

Hội nghị cũng là cơ sở cho sự ra đời của Nghị định thư Kyoto năm 1997, với 37 cường quốc công nghiệp cam kết giảm lượng khí thải nhà kính xuống còn 5,2% vào năm 2012.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định hạn chế nào dành cho các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc hay Ấn Độ, bất chấp việc các nước này đang thải rất nhiều chất khí độc hại vào môi trường.

Năm 2009, Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc ở Copenhagen, Đan Mạch, đã thất bại trong việc thông qua một hiệp định toàn cầu mới. Thay vào đó, hội nghị kết thúc với một thỏa thuận hành động không ràng buộc nhằm giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2 độ C, nhưng không giải thích sẽ thực hiện nhiệm vụ này như thế nào.

Hội nghị COP 17 năm 2011 đã dẫn đến sự ra đời của “Diễn đàn Durban về hành động tăng cường,” nơi các quốc gia tham dự, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc phải cam kết đưa ra một thỏa thuận mới và có ràng buộc pháp lý vào năm 2015.

Hội nghị lần thứ 21 tại Paris, còn gọi là COP21 đặt mục tiêu bảo vệ hiệp ước đầu tiên được quốc tế công nhận nhằm khống chế nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng bất cứ sự tăng nhiệt nào vượt quá mức này đều có thể dẫn đến nhưng hậu quả thảm khốc.

[Videographics] COP đã nỗ lực chống biến đổi khí hậu như thế nào? ảnh 1Trung Quốc vẫn là một trong những nước xả thải vào môi trường nhiều nhất (Nguồn: AFP)
(Vietnam+)