Cục Cảnh sát Môi trường vừa công bố có 164 vụ vi phạm môi trường trong năm 2010, tại buổi sơ kết một năm phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy, ngày 30/12, tại Hà Nội.
Lưu vực sông Nhuệ-Đáy có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ở địa phận 5 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình.
Qua điều tra, hàng ngày, có hàng trăm tấn chất thải, hàng nghìn m3 nước ô nhiễm chưa qua xử lý từ khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm y tế, bệnh viện, làng nghề... thải ra hủy diệt các dòng sông.
Báo động hơn, nhiều doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý chất thải, nhưng luôn cố tình vi phạm, thủ đoạn tinh vi, lén lút để xả thải ra môi trường như xây dựng để lại hậu họa nghiêm trọng.
Trước những diễn biến phức tạp về tình trạng ô nhiễm, lực lượng Cảnh sát về môi trường đã tiến hành kiểm tra với 525 cơ sở liên quan đến lưu vực sông, phát hiện 120 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 700 triệu đồng.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, nhận định tại Hội nghị Môi trường toàn quốc mới đây, từ những vụ vi phạm phát hiện thời quan qua cho thấy, thủ đoạn, hình thức của tội phạm môi trường ngày càng tinh vi, đa dạng...
Theo Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường Thượng tá Trần Quốc Tỏ, trong số lượng chất thải đó, có khoảng 40% được thu gom xử lý quy trình, nhưng thực chất chỉ khoảng 20% xử lý đảm bảo yêu cầu.
Tại buổi họp, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Công an đã tặng Giấy khen cho 4 đơn vị và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng ngừa đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sông Nhuệ-Đáy./.
Lưu vực sông Nhuệ-Đáy có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ở địa phận 5 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình.
Qua điều tra, hàng ngày, có hàng trăm tấn chất thải, hàng nghìn m3 nước ô nhiễm chưa qua xử lý từ khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm y tế, bệnh viện, làng nghề... thải ra hủy diệt các dòng sông.
Báo động hơn, nhiều doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý chất thải, nhưng luôn cố tình vi phạm, thủ đoạn tinh vi, lén lút để xả thải ra môi trường như xây dựng để lại hậu họa nghiêm trọng.
Trước những diễn biến phức tạp về tình trạng ô nhiễm, lực lượng Cảnh sát về môi trường đã tiến hành kiểm tra với 525 cơ sở liên quan đến lưu vực sông, phát hiện 120 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 700 triệu đồng.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, nhận định tại Hội nghị Môi trường toàn quốc mới đây, từ những vụ vi phạm phát hiện thời quan qua cho thấy, thủ đoạn, hình thức của tội phạm môi trường ngày càng tinh vi, đa dạng...
Theo Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường Thượng tá Trần Quốc Tỏ, trong số lượng chất thải đó, có khoảng 40% được thu gom xử lý quy trình, nhưng thực chất chỉ khoảng 20% xử lý đảm bảo yêu cầu.
Tại buổi họp, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Công an đã tặng Giấy khen cho 4 đơn vị và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng ngừa đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sông Nhuệ-Đáy./.
Thiên Minh (Vietnam+)