Theo báo cáo sơ bộ của cơ quan nhân đạo Liên hợp quốc, siêu bão Sandy tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của 1,8 triệu người Haiti, và hiện nay an ninh lương thực là mối quan tâm khẩn cấp nhất ở nước này.
Báo cáo của Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết trước khi đổ bộ vào các khu vực bờ biển phía Đông của Mỹ, bão Sandy đã tràn qua Haiti làm chết 60 người, cuốn trôi hàng nghìn ngôi nhà và phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng của nước này.
Nước ngập bắt đầu rút từ đầu tuần qua, nhưng hiện vẫn còn hơn 18.000 ngôi nhà ngập trong nước và gần 2 triệu người có nguy cơ thiếu lương thực. Khoảng 3.500 người Haiti đang phải trú tạm trong các lán trại dành cho người vô gia cư sau trận động đất mạnh ở nước này năm 2010.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang gặp khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ y tế và thuốc men cho người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng của bão do nước sông quá lớn và hầu hết đường sá đã bị phá hủy. Đặc biệt, tình trạng mất vệ sinh sau trận bão Sandy có thể làm tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh như dịch tả, đặc biệt ở khu vực phía Nam của Haiti.
Để giúp Haiti khắc phục hậu quả của bão Sandy, các nhóm nhân viên y tế của WHO đang theo dõi chặt chẽ tình hình và phối hợp với Chính phủ Haiti để đảm bảo các nguồn viện trợ thuốc men và những dịch vụ y tế khác đến được các trung tâm y tế và bệnh viện. OCHA đang xem xét một kế hoạch cứu trợ khẩn cấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân ở những khu vực chịu ảnh hưởng của bão.
Các cơ quan nhân đạo khác của Liên hợp quốc cũng đang hợp tác với chính quyền trung ương và địa phương của Haiti, với các nhà tài trợ và các tổ chức cứu trợ khẩn cấp để hỗ trợ Haiti trong công tác cứu hộ.
Trước mắt, Liên hợp quốc quyết định viện trợ khẩn cấp 100.000 USD tiền mặt cho Chính phủ Haiti và lên kế hoạch thành lập Quỹ Đối phó khẩn cấp trung tâm (CERF) của Liên hợp quốc tại nước này.
Được thành lập năm 2006 và dưới sự quản lý trực tiếp của OCHA, CERF có thể viện trợ khẩn cấp cho những người dân bị ảnh hưởng của thiên tai cũng như các cuộc khủng hoảng khác trên thế giới. Nguồn vốn của CERF là do các nước thành viên Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và các nhà tài trợ tự nguyện đóng góp./.
Báo cáo của Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết trước khi đổ bộ vào các khu vực bờ biển phía Đông của Mỹ, bão Sandy đã tràn qua Haiti làm chết 60 người, cuốn trôi hàng nghìn ngôi nhà và phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng của nước này.
Nước ngập bắt đầu rút từ đầu tuần qua, nhưng hiện vẫn còn hơn 18.000 ngôi nhà ngập trong nước và gần 2 triệu người có nguy cơ thiếu lương thực. Khoảng 3.500 người Haiti đang phải trú tạm trong các lán trại dành cho người vô gia cư sau trận động đất mạnh ở nước này năm 2010.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang gặp khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ y tế và thuốc men cho người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng của bão do nước sông quá lớn và hầu hết đường sá đã bị phá hủy. Đặc biệt, tình trạng mất vệ sinh sau trận bão Sandy có thể làm tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh như dịch tả, đặc biệt ở khu vực phía Nam của Haiti.
Để giúp Haiti khắc phục hậu quả của bão Sandy, các nhóm nhân viên y tế của WHO đang theo dõi chặt chẽ tình hình và phối hợp với Chính phủ Haiti để đảm bảo các nguồn viện trợ thuốc men và những dịch vụ y tế khác đến được các trung tâm y tế và bệnh viện. OCHA đang xem xét một kế hoạch cứu trợ khẩn cấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân ở những khu vực chịu ảnh hưởng của bão.
Các cơ quan nhân đạo khác của Liên hợp quốc cũng đang hợp tác với chính quyền trung ương và địa phương của Haiti, với các nhà tài trợ và các tổ chức cứu trợ khẩn cấp để hỗ trợ Haiti trong công tác cứu hộ.
Trước mắt, Liên hợp quốc quyết định viện trợ khẩn cấp 100.000 USD tiền mặt cho Chính phủ Haiti và lên kế hoạch thành lập Quỹ Đối phó khẩn cấp trung tâm (CERF) của Liên hợp quốc tại nước này.
Được thành lập năm 2006 và dưới sự quản lý trực tiếp của OCHA, CERF có thể viện trợ khẩn cấp cho những người dân bị ảnh hưởng của thiên tai cũng như các cuộc khủng hoảng khác trên thế giới. Nguồn vốn của CERF là do các nước thành viên Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và các nhà tài trợ tự nguyện đóng góp./.
(TTXVN)