Kết quả điều tra quốc gia mới đây nhất cho thấy, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) ở mức đáng lo ngại, chiếm 20% tổng số ca phá thai ở Việt Nam.
Thông tin trên được Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đưa ra trong buổi họp báo Hưởng ứng ngày Dân số thế giới (11/7), do Bộ Y tế tổ chức sáng 10/7 tại Hà Nội, với chủ đề "Mang thai ở tuổi vị thành niên."
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định, những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều thành tựu. Điển hình như chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, tuổi thọ trung bình của người dân đạt từ 73-75 tuổi, cơ cấu dân số ở giai đoạn cơ cấu dân số “vàng” với lực lượng lao động dồi dào, tốc độ gia tăng dân số được khống chế, giữ ổn định.
Bên cạnh những thành tựu đó, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng nhấn mạnh Việt Nam đang phải đối diện với những vấn đề bất cập trong công tác dân số đó là các vấn đề về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, đặc biệt là ở tuổi vị thành niên, thanh niên. Đó là tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn dẫn đến tình trạng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở những bạn trẻ.
“Đặc biệt, những tai biến có thể xảy đến trong quá trình thai nghén ở tuổi vị thành niên và thanh niên như sản giật, tiền sản giật, chảy máu đe dọa tính mạng người mẹ,” ông Tiến phân tích.
[Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai xếp thứ 5 thế giới]
Số liệu của Bộ Y tế và các điều tra dân số khác cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong việc đạt các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, và đã thành công trong việc hoàn thành hầu hết các mục tiêu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng hơn 1/3 thanh niên Việt Nam còn chưa được tiếp cận các phương tiện tránh thai và vẫn gặp nhiều cản trở trong việc tiếp cận các thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Ông Arthur Erken, Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) nhận định, mang thai ở tuổi vị thành niên có nguyên nhân sâu xa từ nghèo đói, bất bình đẳng giới, bạo lực, kết hôn sớm, sự không công bằng về quyền lực giữa trẻ em gái và bạn trai của họ, do các em không được đi học. Vấn đề này cũng thể hiện công tác bảo vệ quyền cho trẻ em gái vị thành niên chưa được thực hiện tốt.
Theo ông Arthur Erken, mỗi năm, trên toàn cầu có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15-19 sinh con. Cứ 10 em trong số này thì có 9 em đã kết hôn – đây chính là thực tế dẫn tới thực trạng sinh con trong độ tuổi vị thành niên.
Vì vậy, vị chuyên gia của Liên hợp quốc phân tích, để hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên và thanh niên, Việt Nam cần có những bước đi, cách làm, chiến lược truyền thông, hành động cụ thể, để giảm tỷ lệ mang thai ở độ tuổi này.
Nhân ngày dân số Thế giới năm 2013, Bộ Y tế và UNFPA kêu gọi sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ Chính phủ, các đối tác phát triển quốc tế và các bên có liên quan cùng phối hợp. Thông qua đó, giúp giới trẻ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giải quyết các yếu tố ảnh hưởng tới việc mang thai sớm ở nhóm trẻ em gái vị thành niên./.
Thông tin trên được Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đưa ra trong buổi họp báo Hưởng ứng ngày Dân số thế giới (11/7), do Bộ Y tế tổ chức sáng 10/7 tại Hà Nội, với chủ đề "Mang thai ở tuổi vị thành niên."
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định, những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều thành tựu. Điển hình như chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, tuổi thọ trung bình của người dân đạt từ 73-75 tuổi, cơ cấu dân số ở giai đoạn cơ cấu dân số “vàng” với lực lượng lao động dồi dào, tốc độ gia tăng dân số được khống chế, giữ ổn định.
Bên cạnh những thành tựu đó, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng nhấn mạnh Việt Nam đang phải đối diện với những vấn đề bất cập trong công tác dân số đó là các vấn đề về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, đặc biệt là ở tuổi vị thành niên, thanh niên. Đó là tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn dẫn đến tình trạng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở những bạn trẻ.
“Đặc biệt, những tai biến có thể xảy đến trong quá trình thai nghén ở tuổi vị thành niên và thanh niên như sản giật, tiền sản giật, chảy máu đe dọa tính mạng người mẹ,” ông Tiến phân tích.
[Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai xếp thứ 5 thế giới]
Số liệu của Bộ Y tế và các điều tra dân số khác cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong việc đạt các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, và đã thành công trong việc hoàn thành hầu hết các mục tiêu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng hơn 1/3 thanh niên Việt Nam còn chưa được tiếp cận các phương tiện tránh thai và vẫn gặp nhiều cản trở trong việc tiếp cận các thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Ông Arthur Erken, Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) nhận định, mang thai ở tuổi vị thành niên có nguyên nhân sâu xa từ nghèo đói, bất bình đẳng giới, bạo lực, kết hôn sớm, sự không công bằng về quyền lực giữa trẻ em gái và bạn trai của họ, do các em không được đi học. Vấn đề này cũng thể hiện công tác bảo vệ quyền cho trẻ em gái vị thành niên chưa được thực hiện tốt.
Theo ông Arthur Erken, mỗi năm, trên toàn cầu có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15-19 sinh con. Cứ 10 em trong số này thì có 9 em đã kết hôn – đây chính là thực tế dẫn tới thực trạng sinh con trong độ tuổi vị thành niên.
Vì vậy, vị chuyên gia của Liên hợp quốc phân tích, để hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên và thanh niên, Việt Nam cần có những bước đi, cách làm, chiến lược truyền thông, hành động cụ thể, để giảm tỷ lệ mang thai ở độ tuổi này.
Nhân ngày dân số Thế giới năm 2013, Bộ Y tế và UNFPA kêu gọi sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ Chính phủ, các đối tác phát triển quốc tế và các bên có liên quan cùng phối hợp. Thông qua đó, giúp giới trẻ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giải quyết các yếu tố ảnh hưởng tới việc mang thai sớm ở nhóm trẻ em gái vị thành niên./.
Thùy Giang (Vietnam+)