Trưa 11/2, khoảng 2.000 người thuộc Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), còn gọi là phe "áo vàng" ở Thái Lan, đã tuần hành từ khu vực biểu tình trước Tòa nhà Chính phủ đến quảng trường Royal Plaza ở thủ đô Bangkok.
Những người biểu tình "thề bảo vệ đất nước" và trải hoa hồng dưới chân tượng Quốc vương Rama V trước khi quay về khu vực biểu tình.
Thiếu tướng Wichai Sangprapai, Chỉ huy Sư đoàn cảnh sát số 1 của thủ đô Bangkok, cho biết mặc dù các thủ lĩnh PAD tuyên bố họ sẽ không kéo đến tòa nhà Quốc hội, song 13 đại đội cảnh sát vẫn được triển khai xung quanh khu vực này để đảm bảo an ninh.
Ông Vichai cũng cho biết Sở cảnh sát Bangkok đã đề nghị Văn phòng Tổng Chưởng lý yêu cầu Tòa án dân sự buộc những người biểu tình "áo vàng" chấm dứt chiếm giữ một số khu vực để các hoạt động công cộng trở lại bình thường.
Theo Phó Thủ tướng phụ trách an ninh Suthep Thaugsuban, trong ngày 11/2, lực lượng cảnh sát có thể giành lại những khu vực mà phe "áo vàng" chiếm giữ.
Kể từ ngày 25/1, những người biểu tình "áo vàng" đã phong tỏa các con đường trước Tòa nhà Chính phủ, đòi Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva từ chức vì không giải quyết được vấn đề tranh chấp biên giới với Campuchia. Phe này cũng phản đối các dự luật sửa đổi Hiến pháp vì cho rằng điều đó chỉ mang lại lợi ích cho các chính trị gia.
Trong khi đó, ngày 11/2, Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu thông qua lần cuối hai dự luật sửa đổi Hiến pháp. Với 397 phiếu thuận, 19 phiếu chống và 10 phiếu trắng, Quốc hội đã thông qua dự luật sửa đổi Điều 190 của Hiến pháp năm 2007 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ trong việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương với các nước khác.
Cùng ngày, dự luật sửa đổi hệ thống bầu cử Hạ viện cũng đã được Quốc hội thông qua với 347 phiếu thuận, 37 phiếu chống và 42 phiếu trắng.
Theo nội dung sửa đổi này, Hạ viện sẽ gồm 500 thành viên, trong đó 375 nghị sĩ là đại diện khu vực bầu cử và 125 nghị sĩ là đại diện các đảng phái. Hiện Hạ viện Thái Lan gồm 480 thành viên, trong đó 400 nghị sĩ là đại diện khu vực bầu cử và 80 thành viên là đại diện các đảng phái.
Liên quan tới tình hình an ninh ở miền Nam Thái Lan, cảnh sát nước này cho biết tối 10/2, ba người, trong đó có một giáo viên, đã bị các tay súng Hồi giáo bắn chết và thiêu cháy tại tỉnh Pattani, một trong ba tỉnh giáp biên giới với Malaysia và bị áp đặt lệnh tình trạng khẩn cấp từ năm 2005. Tại tỉnh Yala, một tình nguyện viên an ninh người Hồi giáo cũng bị bắn chết.
Trong khi đó, tại tỉnh Narathiwat, 2 tay súng thiệt mạng trong một vụ đụng độ với các nhân viên an ninh ngày 11/2.
Làn sóng bạo lực ở khu vực miền Nam Thái Lan kể từ năm 2004 đến nay đã làm hơn 4.400 người thiệt mạng./.
Những người biểu tình "thề bảo vệ đất nước" và trải hoa hồng dưới chân tượng Quốc vương Rama V trước khi quay về khu vực biểu tình.
Thiếu tướng Wichai Sangprapai, Chỉ huy Sư đoàn cảnh sát số 1 của thủ đô Bangkok, cho biết mặc dù các thủ lĩnh PAD tuyên bố họ sẽ không kéo đến tòa nhà Quốc hội, song 13 đại đội cảnh sát vẫn được triển khai xung quanh khu vực này để đảm bảo an ninh.
Ông Vichai cũng cho biết Sở cảnh sát Bangkok đã đề nghị Văn phòng Tổng Chưởng lý yêu cầu Tòa án dân sự buộc những người biểu tình "áo vàng" chấm dứt chiếm giữ một số khu vực để các hoạt động công cộng trở lại bình thường.
Theo Phó Thủ tướng phụ trách an ninh Suthep Thaugsuban, trong ngày 11/2, lực lượng cảnh sát có thể giành lại những khu vực mà phe "áo vàng" chiếm giữ.
Kể từ ngày 25/1, những người biểu tình "áo vàng" đã phong tỏa các con đường trước Tòa nhà Chính phủ, đòi Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva từ chức vì không giải quyết được vấn đề tranh chấp biên giới với Campuchia. Phe này cũng phản đối các dự luật sửa đổi Hiến pháp vì cho rằng điều đó chỉ mang lại lợi ích cho các chính trị gia.
Trong khi đó, ngày 11/2, Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu thông qua lần cuối hai dự luật sửa đổi Hiến pháp. Với 397 phiếu thuận, 19 phiếu chống và 10 phiếu trắng, Quốc hội đã thông qua dự luật sửa đổi Điều 190 của Hiến pháp năm 2007 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ trong việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương với các nước khác.
Cùng ngày, dự luật sửa đổi hệ thống bầu cử Hạ viện cũng đã được Quốc hội thông qua với 347 phiếu thuận, 37 phiếu chống và 42 phiếu trắng.
Theo nội dung sửa đổi này, Hạ viện sẽ gồm 500 thành viên, trong đó 375 nghị sĩ là đại diện khu vực bầu cử và 125 nghị sĩ là đại diện các đảng phái. Hiện Hạ viện Thái Lan gồm 480 thành viên, trong đó 400 nghị sĩ là đại diện khu vực bầu cử và 80 thành viên là đại diện các đảng phái.
Liên quan tới tình hình an ninh ở miền Nam Thái Lan, cảnh sát nước này cho biết tối 10/2, ba người, trong đó có một giáo viên, đã bị các tay súng Hồi giáo bắn chết và thiêu cháy tại tỉnh Pattani, một trong ba tỉnh giáp biên giới với Malaysia và bị áp đặt lệnh tình trạng khẩn cấp từ năm 2005. Tại tỉnh Yala, một tình nguyện viên an ninh người Hồi giáo cũng bị bắn chết.
Trong khi đó, tại tỉnh Narathiwat, 2 tay súng thiệt mạng trong một vụ đụng độ với các nhân viên an ninh ngày 11/2.
Làn sóng bạo lực ở khu vực miền Nam Thái Lan kể từ năm 2004 đến nay đã làm hơn 4.400 người thiệt mạng./.
(TTXVN/Vietnam+)