Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh năm 2010 là năm thanh tra và kiểm tra, trong đó tập trung vào kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về tài nguyên và môi trường theo cả bề rộng và chiều sâu.
Tại cuộc họp báo thông báo kết quả công tác năm 2009 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2010, chiều 29/12, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cho hay hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ đặt trọng tâm vào các vấn đề nổi cộm, kéo dài, được xã hội quan tâm như chấp hành pháp luật về môi trường, đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản đối với hoạt động của khu công nghiệp, dự án sân golf; khai thác, sử dụng cát sỏi, nguồn nước dưới lòng đất tại các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Trong nội bộ, ngành cũng tăng cường công tác thanh tra để thiết lập tốt mối liên kết trong công tác thanh tra, kiểm tra giữa Bộ và các Sở Tài nguyên và Môi trường; đồng thời cải tiến phương thức tiếp công dân bảo đảm đúng người, đúng việc, dứt điểm.
Trong năm 2009, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt kết quả khá cao. Đến nay, cả nước đã thực hiện đo vẽ bản đồ địa chính được 22.019.100 ha, đạt 70% tổng diện tích tự nhiên. Bảy báo cáo điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản đã hoàn thành.
Đặc biệt, lần đầu tiên khoáng sản kim loại quý hiếm (lithium) được phát hiện ở khu vực Trung Trung Bộ; tiềm năng tài nguyên magnesit được làm rõ; tài nguyên mỏ đá ốp lát đã được điều tra, đánh giá ở khu vực Bắc Trung Bộ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Bộ cũng đã phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai quyết liệt các biện pháp giải quyết dứt điểm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong tổng số gần 440 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để, có gần 90 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, gần 30 cơ sở đã giải thể hoặc phá sản.
Còn gần 110 cơ sở cơ bản hoàn thành nhưng chưa được cấp quyết định chứng nhận hoàn thành, gần 200 cơ sở đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để và còn hơn 20 cơ sở chưa triển khai xử lý ô nhiễm triệt để.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đã được khởi động trong năm 2009. Hiện, Việt Nam đã công bố các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; đồng thời ban hành Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các bộ, ngành và địa phương.
Tại hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 15) diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch, đoàn Việt Nam tham dự hội nghị được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngành khí tượng thủy văn đã theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo chính xác và kịp thời tình hình 11 cơn bão và mưa, lũ sau bão, các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm./.
Tại cuộc họp báo thông báo kết quả công tác năm 2009 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2010, chiều 29/12, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cho hay hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ đặt trọng tâm vào các vấn đề nổi cộm, kéo dài, được xã hội quan tâm như chấp hành pháp luật về môi trường, đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản đối với hoạt động của khu công nghiệp, dự án sân golf; khai thác, sử dụng cát sỏi, nguồn nước dưới lòng đất tại các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Trong nội bộ, ngành cũng tăng cường công tác thanh tra để thiết lập tốt mối liên kết trong công tác thanh tra, kiểm tra giữa Bộ và các Sở Tài nguyên và Môi trường; đồng thời cải tiến phương thức tiếp công dân bảo đảm đúng người, đúng việc, dứt điểm.
Trong năm 2009, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt kết quả khá cao. Đến nay, cả nước đã thực hiện đo vẽ bản đồ địa chính được 22.019.100 ha, đạt 70% tổng diện tích tự nhiên. Bảy báo cáo điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản đã hoàn thành.
Đặc biệt, lần đầu tiên khoáng sản kim loại quý hiếm (lithium) được phát hiện ở khu vực Trung Trung Bộ; tiềm năng tài nguyên magnesit được làm rõ; tài nguyên mỏ đá ốp lát đã được điều tra, đánh giá ở khu vực Bắc Trung Bộ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Bộ cũng đã phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai quyết liệt các biện pháp giải quyết dứt điểm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong tổng số gần 440 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để, có gần 90 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, gần 30 cơ sở đã giải thể hoặc phá sản.
Còn gần 110 cơ sở cơ bản hoàn thành nhưng chưa được cấp quyết định chứng nhận hoàn thành, gần 200 cơ sở đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để và còn hơn 20 cơ sở chưa triển khai xử lý ô nhiễm triệt để.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đã được khởi động trong năm 2009. Hiện, Việt Nam đã công bố các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; đồng thời ban hành Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các bộ, ngành và địa phương.
Tại hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 15) diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch, đoàn Việt Nam tham dự hội nghị được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngành khí tượng thủy văn đã theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo chính xác và kịp thời tình hình 11 cơn bão và mưa, lũ sau bão, các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm./.
Nguyễn Hồng Điệp (Vietnam+)