Theo ông Bùi Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm thông tin của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), năm 2010 được xem là cột mốc cho việc "nở rộ" các dịch vụ gia tăng trên điện thoại di dộng.
Dù không nóng bỏng như cuộc đua về giá cước hay chương trình khuyến mại gây "sốc," nhưng "cơn sóng ngầm" cạnh tranh dịch vụ giá trị gia tăng giữa các nhà mạng đang diễn ra ngày càng mạnh.
Công nghệ 3G mở lối
VinaPhone là mạng đầu tiên triển khai công nghệ 3G (10/2009). Cùng tham gia cuộc đua 3G vẫn là hai tên tuổi quen thuộc: Viettel và MobiFone. Với công nghệ 3G, ba "đại gia" này đang củng cố thêm đẳng cấp của mình bằng sức mạnh của dung lượng, tốc độ và các ứng dụng tiện ích.
Trước đây, với công nghệ GPRS, EDGE, các mạng cũng đã cung cấp các dịch vụ nội dung, nhưng do hạn chế về băng thông và tốc độ nên chất lượng dịch vụ này chưa hấp dẫn người sử dụng.
Ông Lâm Hoàng Vinh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, Giám đốc VinaPhone nhận xét khi chưa có 3G, người sử dụng các mạng di động chủ yếu chỉ có thể nghe gọi, nhắn tin. Với công nghệ 3G, người dùng có thêm cơ hội sử dụng dịch vụ đa phương tiện, tạo xu hướng truy cập Internet tốc độ cao và sử dụng các dịch vụ số ngay trên mạng di động ở mọi lúc, mọi nơi.
Với đường truyền dữ liệu và truy cập Internet tốc độ tối đa lên tới 14.4 Mbps, mạng 3G của các nhà mạng đã giúp các thuê bao trải nghiệm và tận hưởng việc truy cập Internet, gửi mail, cập nhật tin tức, tải phim, nghe nhạc, xem tivi...
Mỗi nhà mạng hiện có đến vài chục loại dịch vụ gia tăng. Mạng Viettel có các dịch vụ như Quà tặng âm nhạc, Mobile newspaper (đọc báo trên điện thoại di động), Imuzik (nhạc chuông chờ). Imuzik với thư viện kho nhạc; PixShare cho phép người dùng chia sẻ ảnh, video trên các trang mạng xã hội như facebook, youtube...
MobiFone cũng đã triển khai gần 40 dịch vụ như MobiChat (dịch vụ trò chuyện qua tin nhắn); Mworld cho phép người dùng đọc thông tin, diễn biến của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước...
Nếu V - live cung cấp dịch vụ cập nhật tin tức tự động, VinaPhone nhắm vào đối tượng khách hàng là giới doanh nghiệp, văn phòng... thì các dịch vụ như Chacha, ManaMob, Teen đều là các cổng dịch vụ giải trí như nghe nhạc, chơi game, đọc truyện tranh... nhằm phục vụ các khách hàng trẻ.
Theo ông Phạm Ngọc Tú, Trưởng phòng Kinh doanh VinaPhone, hiện VinaPhone là mạng di động cung cấp dịch vụ mới xuất sắc nhất. Đến cuối năm nay, VinaPhone sẽ phát triển và cung cấp cho các thuê bao của mình hơn 50 dịch vụ gia tăng tiện ích trên mạng di động. Đa phần là các dịch vụ được thiết kế trên nền công nghệ 3G.
Giảm giá - kích cầu dịch vụ nội dung
Với việc có sẵn hạ tầng truyền dẫn, các nhà mạng đã có phần ưu thế khi đưa ra nhiều dịch vụ với giá cước rẻ. Nếu như Viettel giảm giá cước dữ liệu (data) khi khách hàng dùng dịch vụ nội dung thì VinaPhone lại cung cấp theo gói thuê bao. Nghĩa là khách hàng chỉ cần bỏ ra một khoản tiền hợp lý hàng tháng là có thể thoải mái sử dụng dịch vụ mà không bận tâm về cước phí data.
Đơn cử với cổng di động Chacha có mức phí 30.000 đồng/tháng, khách hàng có thể nghe và tải hàng ngàn bản nhạc mà không phải bận tâm về cước data; cổng Portal dành cho thiếu nhi như đọc truyện tranh trên di động MangaMob với mức cước 2.000 đồng/ngày là có thể đọc cả ngày...
Một nhà mạng từng chia sẻ nếu như cách đây khoảng 5-7 năm, các dịch vụ gia tăng chỉ đem về khoảng 5-10% tổng doanh thu cho nhà mạng thì nay, con số này đã không ngừng tăng lên, đạt tới khoảng 20%, thậm chí có mạng còn đạt được hơn thế.
Với dịch vụ nội dung hấp dẫn, giá cước hợp lý, nhà mạng không chỉ tăng được doanh thu từ phát triển các dịch vụ mới, mà còn tạo nên một trào lưu sử dụng các dịch vụ đa phương tiện qua điện thoại di động.
Tuy nhiên, để thu hút thuê bao sử dụng dịch vụ nội dung trước một "rừng" dịch vụ được cung cấp, nhiều khách hàng cho rằng các nhà mạng cần có thêm những chỉ dẫn, định hướng cho khách hàng một cách cụ thể.
Mặc dù, với mỗi một dịch vụ hay nhóm dịch vụ gia tăng ra đời, nhà mạng thường nhắm tới một đối tượng khách hàng khác nhau song trên thực tế, không phải tất cả những thuê bao thuộc nhóm đó đều tiếp cận được dịch vụ.
Đại diện VinaPhone từng chia sẻ họ đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, quảng bá dịch vụ khác nhau trên các kênh truyền thông công cộng, báo chí, tin nhắn giới thiệu dịch vụ từ tổng đài. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lại không quan tâm tới dịch vụ tin nhắn quảng bá vì lại ngỡ rằng tin nhắn rác./.
Dù không nóng bỏng như cuộc đua về giá cước hay chương trình khuyến mại gây "sốc," nhưng "cơn sóng ngầm" cạnh tranh dịch vụ giá trị gia tăng giữa các nhà mạng đang diễn ra ngày càng mạnh.
Công nghệ 3G mở lối
VinaPhone là mạng đầu tiên triển khai công nghệ 3G (10/2009). Cùng tham gia cuộc đua 3G vẫn là hai tên tuổi quen thuộc: Viettel và MobiFone. Với công nghệ 3G, ba "đại gia" này đang củng cố thêm đẳng cấp của mình bằng sức mạnh của dung lượng, tốc độ và các ứng dụng tiện ích.
Trước đây, với công nghệ GPRS, EDGE, các mạng cũng đã cung cấp các dịch vụ nội dung, nhưng do hạn chế về băng thông và tốc độ nên chất lượng dịch vụ này chưa hấp dẫn người sử dụng.
Ông Lâm Hoàng Vinh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, Giám đốc VinaPhone nhận xét khi chưa có 3G, người sử dụng các mạng di động chủ yếu chỉ có thể nghe gọi, nhắn tin. Với công nghệ 3G, người dùng có thêm cơ hội sử dụng dịch vụ đa phương tiện, tạo xu hướng truy cập Internet tốc độ cao và sử dụng các dịch vụ số ngay trên mạng di động ở mọi lúc, mọi nơi.
Với đường truyền dữ liệu và truy cập Internet tốc độ tối đa lên tới 14.4 Mbps, mạng 3G của các nhà mạng đã giúp các thuê bao trải nghiệm và tận hưởng việc truy cập Internet, gửi mail, cập nhật tin tức, tải phim, nghe nhạc, xem tivi...
Mỗi nhà mạng hiện có đến vài chục loại dịch vụ gia tăng. Mạng Viettel có các dịch vụ như Quà tặng âm nhạc, Mobile newspaper (đọc báo trên điện thoại di động), Imuzik (nhạc chuông chờ). Imuzik với thư viện kho nhạc; PixShare cho phép người dùng chia sẻ ảnh, video trên các trang mạng xã hội như facebook, youtube...
MobiFone cũng đã triển khai gần 40 dịch vụ như MobiChat (dịch vụ trò chuyện qua tin nhắn); Mworld cho phép người dùng đọc thông tin, diễn biến của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước...
Nếu V - live cung cấp dịch vụ cập nhật tin tức tự động, VinaPhone nhắm vào đối tượng khách hàng là giới doanh nghiệp, văn phòng... thì các dịch vụ như Chacha, ManaMob, Teen đều là các cổng dịch vụ giải trí như nghe nhạc, chơi game, đọc truyện tranh... nhằm phục vụ các khách hàng trẻ.
Theo ông Phạm Ngọc Tú, Trưởng phòng Kinh doanh VinaPhone, hiện VinaPhone là mạng di động cung cấp dịch vụ mới xuất sắc nhất. Đến cuối năm nay, VinaPhone sẽ phát triển và cung cấp cho các thuê bao của mình hơn 50 dịch vụ gia tăng tiện ích trên mạng di động. Đa phần là các dịch vụ được thiết kế trên nền công nghệ 3G.
Giảm giá - kích cầu dịch vụ nội dung
Với việc có sẵn hạ tầng truyền dẫn, các nhà mạng đã có phần ưu thế khi đưa ra nhiều dịch vụ với giá cước rẻ. Nếu như Viettel giảm giá cước dữ liệu (data) khi khách hàng dùng dịch vụ nội dung thì VinaPhone lại cung cấp theo gói thuê bao. Nghĩa là khách hàng chỉ cần bỏ ra một khoản tiền hợp lý hàng tháng là có thể thoải mái sử dụng dịch vụ mà không bận tâm về cước phí data.
Đơn cử với cổng di động Chacha có mức phí 30.000 đồng/tháng, khách hàng có thể nghe và tải hàng ngàn bản nhạc mà không phải bận tâm về cước data; cổng Portal dành cho thiếu nhi như đọc truyện tranh trên di động MangaMob với mức cước 2.000 đồng/ngày là có thể đọc cả ngày...
Một nhà mạng từng chia sẻ nếu như cách đây khoảng 5-7 năm, các dịch vụ gia tăng chỉ đem về khoảng 5-10% tổng doanh thu cho nhà mạng thì nay, con số này đã không ngừng tăng lên, đạt tới khoảng 20%, thậm chí có mạng còn đạt được hơn thế.
Với dịch vụ nội dung hấp dẫn, giá cước hợp lý, nhà mạng không chỉ tăng được doanh thu từ phát triển các dịch vụ mới, mà còn tạo nên một trào lưu sử dụng các dịch vụ đa phương tiện qua điện thoại di động.
Tuy nhiên, để thu hút thuê bao sử dụng dịch vụ nội dung trước một "rừng" dịch vụ được cung cấp, nhiều khách hàng cho rằng các nhà mạng cần có thêm những chỉ dẫn, định hướng cho khách hàng một cách cụ thể.
Mặc dù, với mỗi một dịch vụ hay nhóm dịch vụ gia tăng ra đời, nhà mạng thường nhắm tới một đối tượng khách hàng khác nhau song trên thực tế, không phải tất cả những thuê bao thuộc nhóm đó đều tiếp cận được dịch vụ.
Đại diện VinaPhone từng chia sẻ họ đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, quảng bá dịch vụ khác nhau trên các kênh truyền thông công cộng, báo chí, tin nhắn giới thiệu dịch vụ từ tổng đài. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lại không quan tâm tới dịch vụ tin nhắn quảng bá vì lại ngỡ rằng tin nhắn rác./.
M.P (Báo Tin Tức/Vietnam+)