Theo dự báo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), năm 2013 dự báo tình hình thị trường gạo thế giới, nhất là trong khu vực châu Á - nơi sản xuất và tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn 2012 do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu sụt giảm.
Bên cạnh đó là những biến động và rủi ro phát sinh từ nhu cầu giải quyết tồn kho ở các nước xuất khẩu lớn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung.
Mặc dù vậy, tại Hội nghị bàn về phương hướng năm 2013 tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 7/1, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho biết năm nay, các doanh nghiệp thành viên VFA sẽ phấn đấu xuất khẩu đạt mức tối thiểu 7,5 triệu tấn gạo (thấp hơn so với 7,72 triệu tấn đạt được của năm 2012).
Cạnh tranh quyết liệt
Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, thương mại toàn cầu trong năm 2013 ở mức 36,115 triệu tấn, thấp hơn năm 2012 đến 6,22%. Riêng với Việt Nam, VFA dự báo tình hình xuất khẩu gạo sẽ khó khăn hơn trong năm 2013 vì thiếu hợp đồng tập trung gối đầu quý 1 như các năm trước và số lượng hợp đồng thương mại cũng ở mức thấp, do đó tiến độ xuất khẩu sẽ bị chậm trong quý 1 và ảnh hưởng đến xuất khẩu cả năm, trong khi đó, thu hoạch chính vụ Đông Xuân dự kiến sớm hơn 1 tháng, vào tháng 2/2013.
Bên cạnh đó, các thị trường truyền thống của Việt Nam như Philippines và Indonesia tăng cường sản xuất, thực hiện chính sách tự túc lương thực đã tạo nên áp lực thị trường. Trong tình hình này, Việt Nam phải cạnh tranh để giải quyết đầu ra, tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa vào vụ thu hoạch, vì không có khả năng dự trữ lâu và rủi ro cao, nên hiệu quả sẽ thấp hơn.
Ông Trương Thanh Phong khẳng định, năm 2013 thị trường tiêu thụ chính vẫn là châu Á (71%), thứ 2 là châu Phi (21-23%) với gạo cấp cao, gạo thơm. Năm nay, quý I sẽ lặp lại quý 1/2012 và còn khó khăn hơn.
Thời điểm này nguồn cung thế giới khá dồi dào nên các doanh nghiệp gạo Việt Nam đang bị ép giá, vì vậy ông Trương Thanh Phong khuyến cáo các doanh nghiệp cần khéo léo trong đàm phán, điều hành.
Ông Phong dẫn chứng, với tình hình Ấn Độ được mùa, Thái Lan tồn kho khoảng 12-13 triệu tấn… trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm, trong đó thị trường Châu Phi chưa nhập, Philippines phải tới tháng 4 mới nhập khẩu lại, Malaysia còn xa hơn là tới cuối năm mới nhập và hiện chỉ còn Trung Quốc vẫn còn nhu cầu nhập khẩu gạo… Điều này sẽ dẫn tới cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ gạo trên thị trường thế giới.
VFA dự báo, lượng gạo hàng hóa năm 2013 là 7,6 triệu tấn (chưa tính tồn kho 2012) nên dự kiến xuất khẩu gạo trong năm 2013 là 7,5-7,6 triệu tấn, thấp hơn mức xuất khẩu năm 2012 nhưng các doanh nghiệp sẽ xuất tối đa tùy theo khả năng cân đối và nhu cầu thị trường.
Trước mắt dự kiến xuất khẩu trong quý 1/2013 là 1,4 triệu tấn, trong đó tháng 1 là 400 ngàn tấn; tháng 2 là 400 ngàn tấn và tháng 3 là 600 ngàn tấn.
Quyết tâm vượt khó
Với những điều kiện khó khăn đặt ra trong năm 2013 được dự báo, ông Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) cho biết, Việt Nam vẫn còn cơ hội ở những thị trường mới, điển hình như Nhật là thị trường khá tiềm năng trong tương lai nếu các doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát được dư lượng các hóa chất.
Ông Tiến cho biết, năm 2007 gạo Việt Nam đã bị dừng xuất khẩu vào thị trường này do chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về dư lượng hoá chất. Năm 2011, các cơ quan chức năng của Nhật đã khảo sát, giám định lại gạo Việt Nam và từ đó đã bắt đầu nhập khẩu gạo từ Việt Nam.
Với kinh nghiệm của một doanh nghiệp đã xuất khẩu được gạo vào thị trường khó tính này, ông Tiến khuyến cáo nông dân không dùng các hóa chất cấm khi sản xuất, nếu kiểm soát được hóa chất, gạo Việt Nam sẽ xâm nhập được vào các thị trường khó tính với giá bán cao.
Chia sẻ với khó khăn của năm 2013, ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương nhận định, nhiệm vụ đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo rất nặng nề khi các thị trường chưa có các động thái rõ rệt trong khi sức ép là phải tiêu thụ lúa gạo, ổn định thị trường.
Ông Chinh cho biết, trước mắt trong khi chờ Thủ tướng thông qua quy chế tạm trữ lúa gạo mới, tạm thời sẽ cho các doanh nghiệp thực hiện tạm trữ lúa gạo theo quy chế cũ. Tuy nhiên vấn đề hiện nay là thời điểm khi nào mua tạm trữ.
Ông Trương Thanh Phong Chủ tịch VFA cho biết, mặc dù khó khăn trong khâu tiêu thụ, nhưng các doanh nghiệp thành viên VFA đã thống nhất 2013 sẽ điều hành giá không để xuống dưới 5.000 đồng/kg lúa.
Mục tiêu đầu tiên là phải giải quyết khó khăn cho nông dân, vì vậy việc mua tạm trữ lúa gạo VFA đang tính vụ đông xuân 2012-2013 phải mua khoảng 1,5 triệu tấn thay vì 1 triệu tấn như dự tính và sẽ phải triển khai từ cuối tháng 1 này, sang tháng 2 sẽ bị chậm do nghỉ Tết khá dài.
Nhằm tháo gỡ các khó khăn, VFA kiến nghị Bộ Công thương trong năm 2013 tăng cường xúc tiến thương mại cấp quốc gia, nhất là với các nước khu vực Châu Phi có nhu cầu nhập khẩu gạo thường xuyên để ký kết các thoả thuận thương mại gạo theo các hợp đồng chính phủ, hạn chế mua bán thương mại qua trung gian, tạo điều kiện ổn định thị trường và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Đặc biệt, VFA kiến nghị Bộ Công thương đàm phán thỏa thuận thương mại gạo với Trung Quốc vì đây là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2012 và đang được coi là thị trường đầy tiềm năng../.
Bên cạnh đó là những biến động và rủi ro phát sinh từ nhu cầu giải quyết tồn kho ở các nước xuất khẩu lớn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung.
Mặc dù vậy, tại Hội nghị bàn về phương hướng năm 2013 tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 7/1, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho biết năm nay, các doanh nghiệp thành viên VFA sẽ phấn đấu xuất khẩu đạt mức tối thiểu 7,5 triệu tấn gạo (thấp hơn so với 7,72 triệu tấn đạt được của năm 2012).
Cạnh tranh quyết liệt
Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, thương mại toàn cầu trong năm 2013 ở mức 36,115 triệu tấn, thấp hơn năm 2012 đến 6,22%. Riêng với Việt Nam, VFA dự báo tình hình xuất khẩu gạo sẽ khó khăn hơn trong năm 2013 vì thiếu hợp đồng tập trung gối đầu quý 1 như các năm trước và số lượng hợp đồng thương mại cũng ở mức thấp, do đó tiến độ xuất khẩu sẽ bị chậm trong quý 1 và ảnh hưởng đến xuất khẩu cả năm, trong khi đó, thu hoạch chính vụ Đông Xuân dự kiến sớm hơn 1 tháng, vào tháng 2/2013.
Bên cạnh đó, các thị trường truyền thống của Việt Nam như Philippines và Indonesia tăng cường sản xuất, thực hiện chính sách tự túc lương thực đã tạo nên áp lực thị trường. Trong tình hình này, Việt Nam phải cạnh tranh để giải quyết đầu ra, tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa vào vụ thu hoạch, vì không có khả năng dự trữ lâu và rủi ro cao, nên hiệu quả sẽ thấp hơn.
Ông Trương Thanh Phong khẳng định, năm 2013 thị trường tiêu thụ chính vẫn là châu Á (71%), thứ 2 là châu Phi (21-23%) với gạo cấp cao, gạo thơm. Năm nay, quý I sẽ lặp lại quý 1/2012 và còn khó khăn hơn.
Thời điểm này nguồn cung thế giới khá dồi dào nên các doanh nghiệp gạo Việt Nam đang bị ép giá, vì vậy ông Trương Thanh Phong khuyến cáo các doanh nghiệp cần khéo léo trong đàm phán, điều hành.
Ông Phong dẫn chứng, với tình hình Ấn Độ được mùa, Thái Lan tồn kho khoảng 12-13 triệu tấn… trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm, trong đó thị trường Châu Phi chưa nhập, Philippines phải tới tháng 4 mới nhập khẩu lại, Malaysia còn xa hơn là tới cuối năm mới nhập và hiện chỉ còn Trung Quốc vẫn còn nhu cầu nhập khẩu gạo… Điều này sẽ dẫn tới cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ gạo trên thị trường thế giới.
VFA dự báo, lượng gạo hàng hóa năm 2013 là 7,6 triệu tấn (chưa tính tồn kho 2012) nên dự kiến xuất khẩu gạo trong năm 2013 là 7,5-7,6 triệu tấn, thấp hơn mức xuất khẩu năm 2012 nhưng các doanh nghiệp sẽ xuất tối đa tùy theo khả năng cân đối và nhu cầu thị trường.
Trước mắt dự kiến xuất khẩu trong quý 1/2013 là 1,4 triệu tấn, trong đó tháng 1 là 400 ngàn tấn; tháng 2 là 400 ngàn tấn và tháng 3 là 600 ngàn tấn.
Quyết tâm vượt khó
Với những điều kiện khó khăn đặt ra trong năm 2013 được dự báo, ông Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) cho biết, Việt Nam vẫn còn cơ hội ở những thị trường mới, điển hình như Nhật là thị trường khá tiềm năng trong tương lai nếu các doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát được dư lượng các hóa chất.
Ông Tiến cho biết, năm 2007 gạo Việt Nam đã bị dừng xuất khẩu vào thị trường này do chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về dư lượng hoá chất. Năm 2011, các cơ quan chức năng của Nhật đã khảo sát, giám định lại gạo Việt Nam và từ đó đã bắt đầu nhập khẩu gạo từ Việt Nam.
Với kinh nghiệm của một doanh nghiệp đã xuất khẩu được gạo vào thị trường khó tính này, ông Tiến khuyến cáo nông dân không dùng các hóa chất cấm khi sản xuất, nếu kiểm soát được hóa chất, gạo Việt Nam sẽ xâm nhập được vào các thị trường khó tính với giá bán cao.
Chia sẻ với khó khăn của năm 2013, ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương nhận định, nhiệm vụ đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo rất nặng nề khi các thị trường chưa có các động thái rõ rệt trong khi sức ép là phải tiêu thụ lúa gạo, ổn định thị trường.
Ông Chinh cho biết, trước mắt trong khi chờ Thủ tướng thông qua quy chế tạm trữ lúa gạo mới, tạm thời sẽ cho các doanh nghiệp thực hiện tạm trữ lúa gạo theo quy chế cũ. Tuy nhiên vấn đề hiện nay là thời điểm khi nào mua tạm trữ.
Ông Trương Thanh Phong Chủ tịch VFA cho biết, mặc dù khó khăn trong khâu tiêu thụ, nhưng các doanh nghiệp thành viên VFA đã thống nhất 2013 sẽ điều hành giá không để xuống dưới 5.000 đồng/kg lúa.
Mục tiêu đầu tiên là phải giải quyết khó khăn cho nông dân, vì vậy việc mua tạm trữ lúa gạo VFA đang tính vụ đông xuân 2012-2013 phải mua khoảng 1,5 triệu tấn thay vì 1 triệu tấn như dự tính và sẽ phải triển khai từ cuối tháng 1 này, sang tháng 2 sẽ bị chậm do nghỉ Tết khá dài.
Nhằm tháo gỡ các khó khăn, VFA kiến nghị Bộ Công thương trong năm 2013 tăng cường xúc tiến thương mại cấp quốc gia, nhất là với các nước khu vực Châu Phi có nhu cầu nhập khẩu gạo thường xuyên để ký kết các thoả thuận thương mại gạo theo các hợp đồng chính phủ, hạn chế mua bán thương mại qua trung gian, tạo điều kiện ổn định thị trường và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Đặc biệt, VFA kiến nghị Bộ Công thương đàm phán thỏa thuận thương mại gạo với Trung Quốc vì đây là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2012 và đang được coi là thị trường đầy tiềm năng../.
Liên Phương (TTXVN)