Hội sinh vật cảnh tỉnh Phú Yên đang hoàn thiện 300 tác phẩm mỹ nghệ độc đáo để chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
300 tác phẩm mỹ nghệ được hàng chục nghệ nhân tỉnh Phú Yên chế tác theo các loại hình gỗ lũa, đá mỹ nghệ, tranh gỗ... rất độc đáo và tinh xảo.
Riêng Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sơn Phước (thành phố Tuy Hòa) chế tác trên 250 tác phẩm trưng bày tại dịp Đại lễ.
Ông Nguyễn Thái Sơn - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sơn Phước cho biết việc chế tạo các tác phẩm mỹ nghệ cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội được chuẩn bị từ năm 2008.
Trong các tác phẩm của Sơn Phước, ngoài “Đằng vân” còn có “Việt Nam hóa rồng” được chế tác từ một hòn đá mã não nặng 5 tấn, thể hiện cách điệu bản đồ Việt Nam theo hình dáng con rồng 2 bên mặt đá; tác phẩm độc bình “Thăng Long” làm bằng một gốc cây nguyên khối cao 5,35m; bức tranh gỗ “Dời đô” cũng được khắc trên một gốc cây thể hiện quá trình vua Lý Thái tổ dời đô từ Đại La ra Thăng Long.
Ngoài ra, còn có hàng trăm các tác phẩm lớn nhỏ khác, từ đầu rồng thời Lý đến cụ rùa Hồ Gươm bằng đá, gỗ đủ các kích cỡ, hình dáng khác nhau.
Nguyên liệu để tạo các tác phẩm hầu hết được lấy từ các lưu vực sông Ba, sông Kỳ Lộ... trong địa phận tỉnh Phú Yên.
Những nghệ nhân và thợ lành nghề ở Phú Yên đang dồn hết tâm huyết vào những công đoạn cuối cùng của các tác phẩm để gửi về Thủ đô./.
300 tác phẩm mỹ nghệ được hàng chục nghệ nhân tỉnh Phú Yên chế tác theo các loại hình gỗ lũa, đá mỹ nghệ, tranh gỗ... rất độc đáo và tinh xảo.
Riêng Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sơn Phước (thành phố Tuy Hòa) chế tác trên 250 tác phẩm trưng bày tại dịp Đại lễ.
Ông Nguyễn Thái Sơn - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sơn Phước cho biết việc chế tạo các tác phẩm mỹ nghệ cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội được chuẩn bị từ năm 2008.
Trong các tác phẩm của Sơn Phước, ngoài “Đằng vân” còn có “Việt Nam hóa rồng” được chế tác từ một hòn đá mã não nặng 5 tấn, thể hiện cách điệu bản đồ Việt Nam theo hình dáng con rồng 2 bên mặt đá; tác phẩm độc bình “Thăng Long” làm bằng một gốc cây nguyên khối cao 5,35m; bức tranh gỗ “Dời đô” cũng được khắc trên một gốc cây thể hiện quá trình vua Lý Thái tổ dời đô từ Đại La ra Thăng Long.
Ngoài ra, còn có hàng trăm các tác phẩm lớn nhỏ khác, từ đầu rồng thời Lý đến cụ rùa Hồ Gươm bằng đá, gỗ đủ các kích cỡ, hình dáng khác nhau.
Nguyên liệu để tạo các tác phẩm hầu hết được lấy từ các lưu vực sông Ba, sông Kỳ Lộ... trong địa phận tỉnh Phú Yên.
Những nghệ nhân và thợ lành nghề ở Phú Yên đang dồn hết tâm huyết vào những công đoạn cuối cùng của các tác phẩm để gửi về Thủ đô./.
Ly Kha (TTXVN/Vietnam+)