44% doanh nghiệp nhỏ ở Hồng Kông cần tới nguồn vốn bên ngoài để tồn tại trong bối cảnh hiện nay

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Cuộc khảo sát doanh nghiệp nhỏ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 11 do CPA Australia thực hiện cho thấy, có tới 44% doanh nghiệp nhỏ ở Hồng Kông đã tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài để tồn tại trong năm 2019, […]

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Cuộc khảo sát doanh nghiệp nhỏ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 11 do CPA Australia thực hiện cho thấy, có tới 44% doanh nghiệp nhỏ ở Hồng Kông đã tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài để tồn tại trong năm 2019, trong khi 25% số người được hỏi đều trả lời là gặp khó khăn trong việc trả các khoản nợ vào năm 2019 và 29% dự kiến sẽ gặp khó khi tiếp tục hoạt động. Điều này cho thấy, gần 3 trong số 10 doanh nghiệp nhỏ ở Hồng Kông dự kiến sẽ có vấn đề thanh khoản ngay lập tức và nghiêm trọng trong năm 2020, ngay cả khi đại dịch COVID-19 chưa bùng phát và hoành hành dữ dội.

Chỉ có 37% doanh nghiệp nhỏ được khảo sát ở Hồng Kông ghi nhận đã có tăng trưởng trong 12 tháng qua, mức thấp nhất đã từng được ghi nhận trong hồ sơ khảo sát từ trước đến nay và giảm 19% so với năm 2018. Tuy nhiên, 61% doanh nghiệp nhỏ đã tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài, với 44% đã nhận được nguồn vốn để tồn tại. Đó là thị trường được khảo sát duy nhất, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp yêu cầu nguồn tài chính bên ngoài cao hơn tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo tăng trưởng.

Ông Janssen Chan, Phó chủ tịch Phân ban của CPA Australia 2020 và Chủ tịch Ủy ban doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macau cho biết, theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp nhỏ ở Hồng Kông đã gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2019.

Ông Janssen Chan tiết lộ: “Các doanh nghiệp ở Hồng Kông đã trải qua rất nhiều thử thách vào năm ngoái, nhưng tình hình còn tồi tệ hơn tôi mong đợi. 25% số doanh nghiệp được hỏi gặp khó khăn trong việc trả nợ vào năm 2019, trong khi 29% dự kiến những tình huống khó khăn này sẽ tiếp tục trong năm 2020. Điều này ngụ ý rằng, có tới gần ba trong số 10 doanh nghiệp nhỏ của Hồng Kông dự kiến sẽ gặp vấn đề về dòng tiền trong năm nay. Ngoài ra, kể từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra, chúng tôi dự đoán tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ có thể phải ngừng hoạt động sẽ cao hơn trong 3 đến 6 tháng tới do doanh thu từ kinh doanh sụt giảm mạnh và thiếu dòng tiền dương để duy trì hoạt động”.

Ông Janssen Chan cho biết thêm: “Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ trong tất cả các thị trường được khảo sát có nhiều khả năng tiếp cận tài chính bên ngoài cho mục đích tăng trưởng kinh doanh, song tỷ lệ người trả lời của Hồng Kông cần tiếp cận nguồn vốn bên ngoài để tồn tại là cao nhất trong số tất cả các thị trường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sự bất ổn về chính trị (44%) và môi trường kinh tế chung kém (37%) là những yếu tố tiêu cực lớn nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Hồng Kông trong năm ngoái. Cùng với đại dịch COVID-19 bùng phát trong năm nay, tình hình hiện tại đối với các doanh nghiệp nhỏ ở Hồng Kông thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn và nhiều doanh nghiệp sẽ phải vật lộn để sống sót qua cuộc khủng hoảng này”.

Ông Janssen Chan nhận xét: “Chúng tôi lưu ý rằng, Chính quyền Hồng Kông đã đưa ra một loạt các biện pháp cứu trợ để giải quyết phần nào gánh nặng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm các chương trình cho vay với lãi suất thấp, giảm thuế lợi nhuận, giới thiệu trợ cấp tiện ích và phát hành tiền mặt để khuyến khích tiêu dùng nội địa. Những biện pháp này rất kịp thời và sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ – đặc biệt là những đối tượng đang vốn vay ngân hàng. Việc cắt giảm lãi suất gần đây của Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông và gần đây việc đưa ra bảo đảm cho vay 100% theo Chương trình bảo lãnh tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giảm áp lực nợ hiện tại đối với các doanh nghiệp nhỏ”.

Chỉ xem xét 26% số người được hỏi mong muốn doanh nghiệp của họ phát triển và 73% số người được hỏi có ý định tiếp cận nguồn tài chính trong 12 tháng tới ngay cả trước đại dịch COVID-19, CPA Australia khuyến nghị các chủ doanh nghiệp nhỏ nên xem xét đánh giá tỷ lệ đòn bẩy doanh nghiệp hiện có và dự báo doanh thu bán hàng trước khi tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài mới.

Cũng giống như tình hình ở các nước khác trên toàn cầu, các doanh nghiệp nhỏ ở Hồng Kông đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ trong ngành bán lẻ, khách sạn, ăn uống và du lịch đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc vận hành các mảng kinh doanh truyền thống.

Ông Janssen Chan bình luận: “Với kết quả lợi nhuận từ đầu tư công nghệ và kinh doanh trực tuyến tại Hồng Kông dưới mức trung bình trong số các thị trường được khảo sát vào năm 2019, có một cơ hội đáng kể để cải thiện. Đã đến lúc các doanh nghiệp nhỏ Hồng Kông cần xem xét chuyển đổi kinh doanh để đáp ứng thay đổi hành vi của người tiêu dùng và xu hướng công nghệ mới”.

Chỉ 43% số người được hỏi ở Hồng Kông cho biết, họ đã tạo ra hơn 10% thu nhập của mình từ bán hàng trực tuyến trong năm ngoái, so với 82% ở Thâm Quyến và 86% ở Quảng Châu. Hơn nữa, so với chỉ 30% số người được hỏi ở Hồng Kông, hơn 60% số người được hỏi ở Thâm Quyến và Quảng Châu nói rằng, đầu tư vào công nghệ của họ đã làm cho việc kinh doanh của họ có lãi hơn.

Ông Janssen Chan đề nghị:””Các chủ doanh nghiệp nhỏ ở Hồng Kông nên cân nhắc học hỏi kinh nghiệm kinh doanh trực tuyến tại các thành phố này trong Khu vực Vịnh lớn (gồm Hồng Kông, Macau và 9 thành phố lớn của tỉnh Quảng Đông) và khám phá đầu tư vào các công nghệ hữu ích để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Về lâu dài, họ cũng nên xem xét hợp tác với doanh nghiệp đối tác tại các thành phố này và mở rộng các mảng kinh doanh bên ngoài thị trường Hồng Kông. Với kế hoạch kinh doanh mới khả thi, các doanh nghiệp nhỏ ở Hồng Kông sẽ có cơ hội cao hơn để có được nguồn tài chính và đầu tư”.

Đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ cần hỗ trợ tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh, ông Janssen Chan khuyến nghị: “Việc sử dụng công nghệ và công cụ kỹ thuật số để cải thiện kiểm soát chi phí và tăng doanh thu bán hàng, đồng thời, ưu tiên điều chỉnh các mô hình kinh doanh để chuẩn bị đối phó với các thách thức bên ngoài. Việc ra mắt của các ngân hàng ảo tại Hồng Kông cung cấp một kênh mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm tài chính bên ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ có khả năng chống chọi một cách ngoan cường và linh hoạt trong điều kiện kinh tế bất lợi sẽ vẫn có khả năng cạnh tranh và cuối cùng, có thể trụ lại được qua những thời điểm khó khăn này”.

Thông tin về CPA Australia

CPA Australia là một trong những cơ quan kế toán lớn nhất thế giới, với hơn 165.000 thành viên làm việc tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, và với hơn 25.000 thành viên làm việc ở các vị trí lãnh đạo cấp cao. CPA Australia đã thành lập một cơ sở thành viên mạnh mẽ của hơn 19.000 người trong khu vực Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macau.

Thông tin về cuộc khảo sát doanh nghiệp nhỏ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CPA Australia

Cuộc khảo sát doanh nghiệp nhỏ ở châu Á-Thái Bình Dương của CPA Australia cung cấp những thông tin và hiểu biết hàng năm về quan điểm của các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực và là một phần của nghiên cứu dài hạn bắt đầu được thực hiện từ năm 2009. Cuộc khảo sát hàng năm của CPA Australia lần thứ 11 bao gồm khảo sát rộng rãi trên 4.193 doanh nghiệp kinh doanh nhỏ ở 11 thị trường, bao gồm Hồng Kông, Trung Quốc đại lục (ở các thành phố Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến và Trùng Khánh), Đài Loan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12 năm 2019, trước khi nổ ra đại dịch COVID-19.

Tin cùng chuyên mục