Với chủ đề tín dụng hướng tới “Bát cơm châu Á,” ngày 10/3, tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt (LienVietBank) tổ chức tọa đàm về đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đối với sản xuất lúa nước tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại buổi tọa đàm, LienVietBank đã giới thiệu đề án “Đầu tư phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2013,” theo đó ngân hàng sẽ dành ra một khoản tín dụng từ 3.000-5.000 tỷ đồng cho vay.
Các đối tượng được cho vay là hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại; các hợp tác xã nông thôn, các tổ chức kinh tế và cá nhân cung ứng các dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng năm 2010, LienVietBank sẽ giải ngân nguồn vốn khoảng 1.200 tỉ đồng.
Đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh, thành là vựa lúa lớn của cả nước và là nơi chiếm tỷ trọng lớn trong nuôi trồng thủy sản nên nhu cầu vốn đối với người nông dân là rất lớn. Mặc dù vậy, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số vốn huy động được hàng năm khu vực này chỉ chiếm khoảng 6% (tương đương 115.000 tỷ đồng) tổng nguồn vốn huy động cả nước, dư nợ cho vay tại khu vực này hiện nay cũng chỉ chiếm 10% (170.000 tỷ đồng) cả nước.
Ông Nguyễn Danh Trọng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết hiện có rất ít các tổ chức tín dụng hoạt động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn do đầu tư vào lĩnh vực này còn chứa đựng nhiều rủi ro lớn về thời tiết, thị trường. Đến nay, mới chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đi đầu trong việc cho vay vốn nông dân và bây giờ là LienVietBank.
Theo ông Trọng, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo Nghị định về mở rộng tín dụng “tam nông” để khuyến khích nhiều tổ chức tín dụng, từ các ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần đến hệ thống tín dụng Trung ương, cơ sở cùng vào cuộc với nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi như tái cấp vốn sớm, giảm vốn dự trữ bắt buộc thấp hơn so với cho vay các khu vực khác để tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm vay vốn đầu tư sản xuất.
Nhiều đại biểu cho rằng về cơ bản, các thủ tục cho vay đối với hệ thống ngân hàng hiện nay đã được cải thiện khá nhiều, song việc triển khai, thực thi ở cơ sở chưa được như mong muốn. Đây là điểm quan trọng cần sớm được khắc phục để người dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietBank Nguyễn Đức Hưởng cũng cho rằng việc thúc đẩy mối liên kết giữa năm nhà là nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà ngân hàng là điều hết sức cần thiết./.
Tại buổi tọa đàm, LienVietBank đã giới thiệu đề án “Đầu tư phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2013,” theo đó ngân hàng sẽ dành ra một khoản tín dụng từ 3.000-5.000 tỷ đồng cho vay.
Các đối tượng được cho vay là hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại; các hợp tác xã nông thôn, các tổ chức kinh tế và cá nhân cung ứng các dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng năm 2010, LienVietBank sẽ giải ngân nguồn vốn khoảng 1.200 tỉ đồng.
Đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh, thành là vựa lúa lớn của cả nước và là nơi chiếm tỷ trọng lớn trong nuôi trồng thủy sản nên nhu cầu vốn đối với người nông dân là rất lớn. Mặc dù vậy, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số vốn huy động được hàng năm khu vực này chỉ chiếm khoảng 6% (tương đương 115.000 tỷ đồng) tổng nguồn vốn huy động cả nước, dư nợ cho vay tại khu vực này hiện nay cũng chỉ chiếm 10% (170.000 tỷ đồng) cả nước.
Ông Nguyễn Danh Trọng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết hiện có rất ít các tổ chức tín dụng hoạt động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn do đầu tư vào lĩnh vực này còn chứa đựng nhiều rủi ro lớn về thời tiết, thị trường. Đến nay, mới chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đi đầu trong việc cho vay vốn nông dân và bây giờ là LienVietBank.
Theo ông Trọng, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo Nghị định về mở rộng tín dụng “tam nông” để khuyến khích nhiều tổ chức tín dụng, từ các ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần đến hệ thống tín dụng Trung ương, cơ sở cùng vào cuộc với nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi như tái cấp vốn sớm, giảm vốn dự trữ bắt buộc thấp hơn so với cho vay các khu vực khác để tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm vay vốn đầu tư sản xuất.
Nhiều đại biểu cho rằng về cơ bản, các thủ tục cho vay đối với hệ thống ngân hàng hiện nay đã được cải thiện khá nhiều, song việc triển khai, thực thi ở cơ sở chưa được như mong muốn. Đây là điểm quan trọng cần sớm được khắc phục để người dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietBank Nguyễn Đức Hưởng cũng cho rằng việc thúc đẩy mối liên kết giữa năm nhà là nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà ngân hàng là điều hết sức cần thiết./.
Hoàng Tùng (Vietnam+)