Ngày 16/1, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động dự án mới trị giá 5,3 triệu euro nhằm giúp Việt Nam, Malawi và Zambia thúc đẩy quá trình chuyển tiếp sang nền nông nghiệp thông minh với khí hậu.
Trợ lý Tổng Giám đốc FAO về phát triển kinh tế và xã hội, ông Hafez Ghanem, nhấn mạnh nông nghiệp và cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào nông nghiệp có nguy cơ tổn thương rất lớn trước các tác động của biến đổi khí hậu, trong khi nông nghiệp cũng thải ra lượng khí thải lớn gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp thông minh với khí hậu là đường lối tìm kiếm giải pháp giúp nông nghiệp đối phó hiệu quả với các thách thức của biến đổi khí hậu.
Giải pháp này biến đổi hệ thống nông nghiệp đạt tới các mục tiêu bao gồm tăng cường đóng góp cho cuộc chiến chống đói nghèo, tạo cho nông nghiệp có sức bật lớn hơn chống biến đổi khí hậu, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tăng tiềm năng của nông nghiệp hấp thu và cô lập cácbon trong khí quyển.
FAO và EU nhấn mạnh nhu cầu đưa nông nghiệp thông minh vào thực tế, song không thể có một giải pháp chung cho tất cả các nước.
Nông nghiệp thông minh với khí hậu cần đáp ứng các điều kiện khác nhau ở mỗi nền nông nghiệp trên cơ sở địa lý, thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Dự án chung giữa FAO và EU sẽ thúc đẩy hòa nhập biến đổi khí hậu đặc thù ở mỗi nước vào chiến lược nông nghiệp của nước này để thúc đẩy nông nghiệp thông minh với khí hậu, phát triển các cơ chế đổi mới để gắn nguồn tài chính tài trợ khí hậu với đầu tư nông nghiệp thông minh với khí hậu, nhận dạng các cơ hội đặc thù của mỗi nước để mở rộng các thực tế thông minh với khí hậu, đồng thời xây dựng năng lực lập kế hoạch và thực hiện các dự án thông minh với khí hậu, có khả năng thu hút đầu tư quốc tế.
FAO lưu ý biến đổi khí hậu có thể nhận thấy ở mọi nơi trên thế giới nên hành động sớm để giải quyết vấn đề này trở nên cấp thiết ngay cả khi các cuộc đàm phán quốc tế vẫn đang tiếp tục để đi đến một hiệp ước quốc tế chống biến đổi khí hậu toàn cầu./.
Trợ lý Tổng Giám đốc FAO về phát triển kinh tế và xã hội, ông Hafez Ghanem, nhấn mạnh nông nghiệp và cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào nông nghiệp có nguy cơ tổn thương rất lớn trước các tác động của biến đổi khí hậu, trong khi nông nghiệp cũng thải ra lượng khí thải lớn gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp thông minh với khí hậu là đường lối tìm kiếm giải pháp giúp nông nghiệp đối phó hiệu quả với các thách thức của biến đổi khí hậu.
Giải pháp này biến đổi hệ thống nông nghiệp đạt tới các mục tiêu bao gồm tăng cường đóng góp cho cuộc chiến chống đói nghèo, tạo cho nông nghiệp có sức bật lớn hơn chống biến đổi khí hậu, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tăng tiềm năng của nông nghiệp hấp thu và cô lập cácbon trong khí quyển.
FAO và EU nhấn mạnh nhu cầu đưa nông nghiệp thông minh vào thực tế, song không thể có một giải pháp chung cho tất cả các nước.
Nông nghiệp thông minh với khí hậu cần đáp ứng các điều kiện khác nhau ở mỗi nền nông nghiệp trên cơ sở địa lý, thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Dự án chung giữa FAO và EU sẽ thúc đẩy hòa nhập biến đổi khí hậu đặc thù ở mỗi nước vào chiến lược nông nghiệp của nước này để thúc đẩy nông nghiệp thông minh với khí hậu, phát triển các cơ chế đổi mới để gắn nguồn tài chính tài trợ khí hậu với đầu tư nông nghiệp thông minh với khí hậu, nhận dạng các cơ hội đặc thù của mỗi nước để mở rộng các thực tế thông minh với khí hậu, đồng thời xây dựng năng lực lập kế hoạch và thực hiện các dự án thông minh với khí hậu, có khả năng thu hút đầu tư quốc tế.
FAO lưu ý biến đổi khí hậu có thể nhận thấy ở mọi nơi trên thế giới nên hành động sớm để giải quyết vấn đề này trở nên cấp thiết ngay cả khi các cuộc đàm phán quốc tế vẫn đang tiếp tục để đi đến một hiệp ước quốc tế chống biến đổi khí hậu toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)