Theo kết quả điều tra dư luận mới đây của báo Sankei công bố ngày 4/9, khoảng 65% cư dân của khu vực Yamakiya, thị trấn Kawamata, tỉnh Fukushima, bày tỏ mong muốn “trở về nhà ngay lập tức một khi nồng độ phóng xạ giảm” trong khi chỉ có 30% trả lời là không muốn về.
Cuộc điều tra dư luận trên được tiến hành vào tháng 8/2012 đối với 1.114 người từ 15 tuổi trở lên và có 833 người trả lời.
Thị trưởng thị trấn Yamakiya, ông Furukawa Michio, cho biết: “Số người muốn trở về nhà một khi phóng xạ được tẩy sạch ngày càng đông. Tuy nhiên, việc tẩy xạ một cách triệt để là một khối lượng công việc đồ sộ”. Theo giới chức thị trấn này, việc tẩy xạ cho khu vực Yamakiya đang được chính phủ trực tiếp chỉ đạo và giám sát thực thi.
Yamakiya là khu vực nằm trong vùng sơ tán dân theo kế hoạch do ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Các cư dân ở khu vực này đã buộc phải rời khỏi nơi sinh sống sau cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau thảm hoạ Chernobyl (Ukraine) năm 1986.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima 1 đã để lại hậu quả nặng nề đối với môi trường sống ở khu vực xung quanh nhà máy. Một số khu vực ở tỉnh Fukushima hiện nay trở thành vùng cấm do nồng độ bức xạ đo được vượt ngưỡng cho phép.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản và địa phương đang nỗ lực tiến hành hàng loạt những biện pháp xử lý chất phóng xạ nhằm khôi phục lại môi trường sống an toàn để người dân yên tâm trở lại sinh sống trên quê hương./.
Cuộc điều tra dư luận trên được tiến hành vào tháng 8/2012 đối với 1.114 người từ 15 tuổi trở lên và có 833 người trả lời.
Thị trưởng thị trấn Yamakiya, ông Furukawa Michio, cho biết: “Số người muốn trở về nhà một khi phóng xạ được tẩy sạch ngày càng đông. Tuy nhiên, việc tẩy xạ một cách triệt để là một khối lượng công việc đồ sộ”. Theo giới chức thị trấn này, việc tẩy xạ cho khu vực Yamakiya đang được chính phủ trực tiếp chỉ đạo và giám sát thực thi.
Yamakiya là khu vực nằm trong vùng sơ tán dân theo kế hoạch do ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Các cư dân ở khu vực này đã buộc phải rời khỏi nơi sinh sống sau cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau thảm hoạ Chernobyl (Ukraine) năm 1986.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima 1 đã để lại hậu quả nặng nề đối với môi trường sống ở khu vực xung quanh nhà máy. Một số khu vực ở tỉnh Fukushima hiện nay trở thành vùng cấm do nồng độ bức xạ đo được vượt ngưỡng cho phép.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản và địa phương đang nỗ lực tiến hành hàng loạt những biện pháp xử lý chất phóng xạ nhằm khôi phục lại môi trường sống an toàn để người dân yên tâm trở lại sinh sống trên quê hương./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)