Thông tin từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho hay, ADB và Việt Nam vừa thống nhất một chiến lược đối tác quốc gia (CPS) bốn năm mới, trong đó một trong những nội dung quan trọng là giải pháp hỗ trợ người nghèo.
Theo ông Stephen P. Groff , Phó Chủ tịch ADB (phụ trách hoạt động của ADB tại Ðông Á, Ðông Nam Á và Thái Bình Dương), trong suốt hai thập kỷ qua, Việt Nam đã được ghi nhận về sự tăng trưởng nhanh và giảm nghèo. Tuy nhiên, các nhóm nghèo biệt lập vẫn tồn tại trong khi đây là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.
Bởi thế, trong chiến lược mới, ADB cam kết sẽ hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, và giáo dục nhằm cải thiện các cơ hội kinh tế và khả năng tiếp cận dịch vụ cho người nghèo.
Ở hướng khác, chiến lược bốn năm này sẽ tập trung vào những các cải cách về chính sách và thể chế nhằm cải thiện các dịch vụ xã hội cho người nghèo. Đồng thời, ADB còn hướng tới việc hạn chế những rủi ro có thể đẩy người dân trở lại đói nghèo.
Mở rộng hơn, ADB cho biết, chiến lược sẽ có 6 lĩnh vực trọng tâm gồm nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên; giáo dục; năng lượng; tài chính; giao thông vận tải; cấp nước và các cơ sở hạ tầng đô thị khác.
ADB đánh giá, mặc dù Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một cách thành công nhưng bất ổn về lạm phát vẫn là một vấn đề nhức nhối. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng đang bị kìm nén bởi thiếu lao động có tay nghề và cơ sở hạ tầng yếu kém cũng như những rào cản thay đổi cơ cấu bao gồm tính kém hiệu quả trong các doanh nghiệp nhà nước và một hệ thống ngân hàng thiếu chiều sâu.
Chiến lược mới cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ những cải cách thể chế và chính sách bao gồm cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng hài hòa thông qua việc hướng đến các khu vực khó khăn.
Các con số trong kế hoạch cho thấy tổng giá trị các khoản cho vay giai đoạn 2013-2015 có thể lên tới 2,6 tỷ USD từ các nguồn vốn vay thông thường và 1,2 tỷ USD từ vốn ưu đãi của Quỹ Phát triển Châu Á. Nguồn vốn cho hỗ trợ kỹ thuật có thể đạt 8 triệu USD mỗi năm./.
Theo ông Stephen P. Groff , Phó Chủ tịch ADB (phụ trách hoạt động của ADB tại Ðông Á, Ðông Nam Á và Thái Bình Dương), trong suốt hai thập kỷ qua, Việt Nam đã được ghi nhận về sự tăng trưởng nhanh và giảm nghèo. Tuy nhiên, các nhóm nghèo biệt lập vẫn tồn tại trong khi đây là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.
Bởi thế, trong chiến lược mới, ADB cam kết sẽ hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, và giáo dục nhằm cải thiện các cơ hội kinh tế và khả năng tiếp cận dịch vụ cho người nghèo.
Ở hướng khác, chiến lược bốn năm này sẽ tập trung vào những các cải cách về chính sách và thể chế nhằm cải thiện các dịch vụ xã hội cho người nghèo. Đồng thời, ADB còn hướng tới việc hạn chế những rủi ro có thể đẩy người dân trở lại đói nghèo.
Mở rộng hơn, ADB cho biết, chiến lược sẽ có 6 lĩnh vực trọng tâm gồm nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên; giáo dục; năng lượng; tài chính; giao thông vận tải; cấp nước và các cơ sở hạ tầng đô thị khác.
ADB đánh giá, mặc dù Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một cách thành công nhưng bất ổn về lạm phát vẫn là một vấn đề nhức nhối. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng đang bị kìm nén bởi thiếu lao động có tay nghề và cơ sở hạ tầng yếu kém cũng như những rào cản thay đổi cơ cấu bao gồm tính kém hiệu quả trong các doanh nghiệp nhà nước và một hệ thống ngân hàng thiếu chiều sâu.
Chiến lược mới cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ những cải cách thể chế và chính sách bao gồm cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng hài hòa thông qua việc hướng đến các khu vực khó khăn.
Các con số trong kế hoạch cho thấy tổng giá trị các khoản cho vay giai đoạn 2013-2015 có thể lên tới 2,6 tỷ USD từ các nguồn vốn vay thông thường và 1,2 tỷ USD từ vốn ưu đãi của Quỹ Phát triển Châu Á. Nguồn vốn cho hỗ trợ kỹ thuật có thể đạt 8 triệu USD mỗi năm./.
Xuân Dũng (Vietnam+)