Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định lạc quan về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay và "hoàn toàn ủng hộ lập trường của Chính phủ Việt Nam" rằng ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý kinh tế vĩ mô trong năm 2010.
Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Ayumi Konishi, phát biểu như trên với Vietnam+ ngày 13/4 sau khi ngân hàng này công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2010.
Dưới đây là toàn văn cuộc phỏng vấn:
- Xin ông cho biết đánh giá về nền kinh tế Việt Nam trong quý I năm nay cũng như dự đoán của ông cho các quý tiếp theo. Theo ông, đâu là những thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối phó?
Ông Ayumi Konishi: Nhờ việc xây dựng và triển khai một loạt các biện pháp kích thích kinh tế vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu phục hồi vào quý II/2009. Nhưng kể từ quý IV/2009 đến quý I/2010, mức tăng trưởng kinh tế đã chậm lại và chúng tôi nhận thấy một vài con số thống kê khiến người dân không hài lòng. Nhưng chúng tôi thực sự lạc quan về tình hình kinh tế hiện nay. Chẳng hạn việc giảm bớt chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chợ đen và tỷ giá chính thức đối với đồng Việt Nam, cũng như việc giá vàng thế giới và giá vàng trong nước gần nhau hơn, là một sự cải thiện rất tích cực. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đang tăng lên.
Vì chính phủ đã chuyển từ chính sách kinh tế vĩ mô sang chú trọng ổn định vào cuối năm 2009, nên việc các con số tăng trưởng chậm lại là điều hiển nhiên. Năm nay nghỉ Tết Âm lịch cũng khá dài. Tuy chúng tôi mạnh mẽ khuyến cáo chính phủ phải theo dõi sát sao vấn đề lạm phát, nhưng chúng tôi không lo ngại vì những con số lạm phát "chủ chốt" đều khá ổn định, dẫu rằng "bong bóng tài sản" có thể là một vấn đề. Chúng tôi cũng không cho rằng tăng thâm hụt thương mại là một vấn đề nghiêm trọng vì vốn FDI tăng thì dẫn đến tăng nhập khẩu thiết bị. Và để tăng xuất khẩu hàng hóa chế tạo, Việt Nam cần phải nhập nguyên liệu thô hoặc các sản phẩm đầu vào trung gian vì các ngành phụ trợ chưa phát triển mạnh.
Thách thức lớn nhất trong giai đoạn trước mắt là đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là xua đi mối quan ngại của người dân về việc đồng nội tệ tiếp tục yếu đi, và để làm được điều đó thì cần phải kiểm soát lạm phát. Điều quan trọng là phải đẩy mạnh cải cách hành chính vì nó sẽ tăng tính hiệu quả và khả năng hấp thụ của nền kinh tế Việt Nam. Về trung hạn và dài hạn, phát triển một Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh cho giai đoạn 2011-2020, và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 thông qua việc tham vấn công khai với tầm nhìn đúng đắn, sẽ là chìa khóa then chốt, vì tính minh bạch và việc mọi số liệu và thông tin đều có sẵn sẽ tăng niềm tin của người dân về những triển vọng tăng trưởng của đất nước.
- Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực kiểm soát sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng sau những lần điều chỉnh gần đây về giá điện và giá xăng. Ông có cho rằng đây là biện pháp đúng đắn, và theo tính toán của ông thì CPI của Việt Nam năm nay sẽ là bao nhiêu? Liệu nó có thể là mức tăng một con số?
Ông Ayumi Konishi: Trong bản Triển vọng Phát triển châu Á 2010 mà chúng tôi vừa công bố sáng nay, chúng tôi dự đoán mức lạm phát "trung bình theo giai đoạn" của năm nay sẽ vào khoảng 10% và năm 2011 là 8%. Những con số này dựa trên nhận xét của chúng tôi là Việt Nam tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và củng cố tài chính qua việc coi "sự ổn định" là ưu tiên cao nhất trong quản lý kinh tế vĩ mô. Điều này có nghĩa là nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì chúng ta sẽ thấy tỷ lệ lạm phát khá cao trong những tháng tới, vì thế chính phủ cần phải giám sát chặt chẽ tình hình và thực thi các biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy "báo động" với tình hình này, vì mức lạm phát hiện nay chủ yếu là do tăng giá cả thực phẩm, mà thực phẩm thì chiếm tỷ lệ lớn trong rổ chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam.
Trong khi đánh giá cao những nỗ lực của chính phủ nhằm xua đi quan ngại của người dân về lạm phát bằng cách kiểm soát giá điện và giá xăng, chúng tôi cũng lo rằng những khoản trợ giá của chính phủ không thể kéo dài. Người dân Việt Nam cần phải hiểu rằng giá điện và giá xăng cao phản ánh sự tăng giá của các hàng hóa này trên thị trường quốc tế cũng như sự giảm giá của đồng Việt Nam.
Chúng tôi hoan nghênh việc Chỉ thị số 18 ngày 6/4 của Thủ tướng không có bất kỳ biện pháp nào có thể làm xáo trộn đáng kể sự vận hành của nền kinh tế thị trường, mà thay vào đó tập trung hơn về việc củng cố tài chính và thắt chặt tiền tệ, cũng như những nỗ lực của nhiều cơ quan nhằm tăng tính hiệu quả. Sử dụng những biện pháp chính sách chính thống và đẩy nhanh cải cách nhằm tăng tính hiệu quả của nền kinh tế là những chính sách đúng hướng.
- Một trong những biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô là tiến hành các chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp. Ông đánh giá thế nào về những chính sách mà Việt Nam đã thực hiện cho tới nay? Ông có cho rằng chính sách tiền tệ hiện nay sẽ giúp chính phủ kiểm soát lạm phát?
Ông Ayumi Konishi: Chính phủ Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh rằng ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý kinh tế vĩ mô năm nay và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ lập trường của chính phủ trong vấn đề này. Xét theo khía cạnh đó, chúng tôi thực sự không muốn chính phủ cứ nhất quyết phải đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, nhưng chúng tôi cho rằng mục tiêu tăng trưởng này là khả thi trong khi vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Xét về góc độ chính sách, việc thắt chặt tiền tệ bắt đầu từ ngày 25/11/2009, và với việc bỏ trần lãi suất, chúng tôi cho rằng việc thắt chặt tiền tệ đang phát huy tác dụng mà không cần phải tăng mức lãi suất cơ bản 8%. Chúng tôi cũng đánh giá cao quan điểm củng cố tài chính với những nỗ lực làm giảm thâm hụt tài khóa cả về hợp lý hóa chi tiêu lẫn huy động nguồn thu.
Song chúng tôi vẫn lo rằng có khả năng thị trường chưa hiểu hết ý định của chính phủ, vì chẳng hạn người dân vẫn nghĩ rằng kế hoạch vay vốn của Việt Nam sẽ bắn đi tín hiệu trái ngược, và Ngân hàng Nhà nước chưa cho thấy rõ hướng đi chính sách thông qua việc tăng lãi suất cơ bản. Vì thế chúng tôi e rằng mặc dù thực tế chính phủ đang theo đuổi những chính sách đúng đắn cả về tiền tệ và tài khóa, nhưng điều này chưa được truyền đạt hiệu quả vì thiếu những "dấu hiệu" rõ ràng. Vì thế các cơ quan quản lý tiền tệ và tài chính cần phải làm rõ hướng đi về chính sách của họ bằng "hành động" nữa chứ không chỉ lời nói.
- Nhiều chuyên gia gần đây hay nhắc đến vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế để phát triển bền vững. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào? Ông có cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải tái cơ cấu, và nếu vậy thì nên theo mô hình nào?
Ông Ayumi Konishi: Khi nói "tái cơ cấu" thì người ta hay nghĩ đến những gì đó khác biệt. Vì thế, nên thận trọng khi bàn đến tái cơ cấu nền kinh tế vì bản thân tôi cho rằng mọi người dễ thống nhất về đòi hỏi "đẩy nhanh" cải cách hơn. Vì Việt Nam đang trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, rõ ràng Việt Nam đang vấp phải rất nhiều vấn đề cần được giải quyết một cách thận trọng và hiệu quả. Phi tập trung hóa là việc cần tiếp tục trong khi đẩy nhanh cải cách các doanh nghiệp nhà nước cũng như những nỗ lực nhằm giảm bớt những quy định thủ tục rối rắm. Việt Nam nên tập trung nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế để trở thành một phần hiệu quả của chuỗi giá trị khu vực và quốc tế. Việt Nam nên chuyển mình để thay đổi sự phát triển sang hướng "tri thức dẫn đầu" và để "gia tăng giá trị" của Việt Nam thì điều then chốt là phải tiến lên mức cao hơn trên "bậc thang công nghệ" thông qua phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục "chiến lược phát triển mang lại lợi ích bình đẳng cho mọi người" trong khi đảm bảo sự bền vững về môi trường.
Có thể tất cả những điều trên đây không nhất thiết đòi hỏi phải "tái cấu trúc" nền kinh tế, nhưng thông qua việc đẩy nhanh một loạt các nỗ lực nhằm tăng tính hiệu quả của hệ thống kinh tế, tôi cho rằng Việt Nam sẽ thực sự cải tổ để rồi trong tương lai khi nhìn lại, chúng ta có thể coi đó như một sự "tái cấu trúc."
Theo tôi thì không có mô hình duy nhất nào mà Việt Nam cần phải học theo. Rút ra những bài học cả tích cực và tiêu cực xảy ra tại nhiều quốc gia và làm cho thích nghi với tình hình đồng thời học theo những nỗ lực mà các nước đã làm và đảm bảo chúng phù hợp với thực tế ở Việt Nam mới là cách làm đúng đắn. Nói một cách ngắn gọn, Việt Nam nên đẩy mạnh cải cách, tập trung vào sự ổn định và tính hiệu quả.
- Xin cảm ơn ông./.
Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Ayumi Konishi, phát biểu như trên với Vietnam+ ngày 13/4 sau khi ngân hàng này công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2010.
Dưới đây là toàn văn cuộc phỏng vấn:
- Xin ông cho biết đánh giá về nền kinh tế Việt Nam trong quý I năm nay cũng như dự đoán của ông cho các quý tiếp theo. Theo ông, đâu là những thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối phó?
Ông Ayumi Konishi: Nhờ việc xây dựng và triển khai một loạt các biện pháp kích thích kinh tế vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu phục hồi vào quý II/2009. Nhưng kể từ quý IV/2009 đến quý I/2010, mức tăng trưởng kinh tế đã chậm lại và chúng tôi nhận thấy một vài con số thống kê khiến người dân không hài lòng. Nhưng chúng tôi thực sự lạc quan về tình hình kinh tế hiện nay. Chẳng hạn việc giảm bớt chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chợ đen và tỷ giá chính thức đối với đồng Việt Nam, cũng như việc giá vàng thế giới và giá vàng trong nước gần nhau hơn, là một sự cải thiện rất tích cực. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đang tăng lên.
Vì chính phủ đã chuyển từ chính sách kinh tế vĩ mô sang chú trọng ổn định vào cuối năm 2009, nên việc các con số tăng trưởng chậm lại là điều hiển nhiên. Năm nay nghỉ Tết Âm lịch cũng khá dài. Tuy chúng tôi mạnh mẽ khuyến cáo chính phủ phải theo dõi sát sao vấn đề lạm phát, nhưng chúng tôi không lo ngại vì những con số lạm phát "chủ chốt" đều khá ổn định, dẫu rằng "bong bóng tài sản" có thể là một vấn đề. Chúng tôi cũng không cho rằng tăng thâm hụt thương mại là một vấn đề nghiêm trọng vì vốn FDI tăng thì dẫn đến tăng nhập khẩu thiết bị. Và để tăng xuất khẩu hàng hóa chế tạo, Việt Nam cần phải nhập nguyên liệu thô hoặc các sản phẩm đầu vào trung gian vì các ngành phụ trợ chưa phát triển mạnh.
Thách thức lớn nhất trong giai đoạn trước mắt là đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là xua đi mối quan ngại của người dân về việc đồng nội tệ tiếp tục yếu đi, và để làm được điều đó thì cần phải kiểm soát lạm phát. Điều quan trọng là phải đẩy mạnh cải cách hành chính vì nó sẽ tăng tính hiệu quả và khả năng hấp thụ của nền kinh tế Việt Nam. Về trung hạn và dài hạn, phát triển một Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh cho giai đoạn 2011-2020, và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 thông qua việc tham vấn công khai với tầm nhìn đúng đắn, sẽ là chìa khóa then chốt, vì tính minh bạch và việc mọi số liệu và thông tin đều có sẵn sẽ tăng niềm tin của người dân về những triển vọng tăng trưởng của đất nước.
- Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực kiểm soát sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng sau những lần điều chỉnh gần đây về giá điện và giá xăng. Ông có cho rằng đây là biện pháp đúng đắn, và theo tính toán của ông thì CPI của Việt Nam năm nay sẽ là bao nhiêu? Liệu nó có thể là mức tăng một con số?
Ông Ayumi Konishi: Trong bản Triển vọng Phát triển châu Á 2010 mà chúng tôi vừa công bố sáng nay, chúng tôi dự đoán mức lạm phát "trung bình theo giai đoạn" của năm nay sẽ vào khoảng 10% và năm 2011 là 8%. Những con số này dựa trên nhận xét của chúng tôi là Việt Nam tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và củng cố tài chính qua việc coi "sự ổn định" là ưu tiên cao nhất trong quản lý kinh tế vĩ mô. Điều này có nghĩa là nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì chúng ta sẽ thấy tỷ lệ lạm phát khá cao trong những tháng tới, vì thế chính phủ cần phải giám sát chặt chẽ tình hình và thực thi các biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy "báo động" với tình hình này, vì mức lạm phát hiện nay chủ yếu là do tăng giá cả thực phẩm, mà thực phẩm thì chiếm tỷ lệ lớn trong rổ chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam.
Trong khi đánh giá cao những nỗ lực của chính phủ nhằm xua đi quan ngại của người dân về lạm phát bằng cách kiểm soát giá điện và giá xăng, chúng tôi cũng lo rằng những khoản trợ giá của chính phủ không thể kéo dài. Người dân Việt Nam cần phải hiểu rằng giá điện và giá xăng cao phản ánh sự tăng giá của các hàng hóa này trên thị trường quốc tế cũng như sự giảm giá của đồng Việt Nam.
Chúng tôi hoan nghênh việc Chỉ thị số 18 ngày 6/4 của Thủ tướng không có bất kỳ biện pháp nào có thể làm xáo trộn đáng kể sự vận hành của nền kinh tế thị trường, mà thay vào đó tập trung hơn về việc củng cố tài chính và thắt chặt tiền tệ, cũng như những nỗ lực của nhiều cơ quan nhằm tăng tính hiệu quả. Sử dụng những biện pháp chính sách chính thống và đẩy nhanh cải cách nhằm tăng tính hiệu quả của nền kinh tế là những chính sách đúng hướng.
- Một trong những biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô là tiến hành các chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp. Ông đánh giá thế nào về những chính sách mà Việt Nam đã thực hiện cho tới nay? Ông có cho rằng chính sách tiền tệ hiện nay sẽ giúp chính phủ kiểm soát lạm phát?
Ông Ayumi Konishi: Chính phủ Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh rằng ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý kinh tế vĩ mô năm nay và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ lập trường của chính phủ trong vấn đề này. Xét theo khía cạnh đó, chúng tôi thực sự không muốn chính phủ cứ nhất quyết phải đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, nhưng chúng tôi cho rằng mục tiêu tăng trưởng này là khả thi trong khi vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Xét về góc độ chính sách, việc thắt chặt tiền tệ bắt đầu từ ngày 25/11/2009, và với việc bỏ trần lãi suất, chúng tôi cho rằng việc thắt chặt tiền tệ đang phát huy tác dụng mà không cần phải tăng mức lãi suất cơ bản 8%. Chúng tôi cũng đánh giá cao quan điểm củng cố tài chính với những nỗ lực làm giảm thâm hụt tài khóa cả về hợp lý hóa chi tiêu lẫn huy động nguồn thu.
Song chúng tôi vẫn lo rằng có khả năng thị trường chưa hiểu hết ý định của chính phủ, vì chẳng hạn người dân vẫn nghĩ rằng kế hoạch vay vốn của Việt Nam sẽ bắn đi tín hiệu trái ngược, và Ngân hàng Nhà nước chưa cho thấy rõ hướng đi chính sách thông qua việc tăng lãi suất cơ bản. Vì thế chúng tôi e rằng mặc dù thực tế chính phủ đang theo đuổi những chính sách đúng đắn cả về tiền tệ và tài khóa, nhưng điều này chưa được truyền đạt hiệu quả vì thiếu những "dấu hiệu" rõ ràng. Vì thế các cơ quan quản lý tiền tệ và tài chính cần phải làm rõ hướng đi về chính sách của họ bằng "hành động" nữa chứ không chỉ lời nói.
- Nhiều chuyên gia gần đây hay nhắc đến vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế để phát triển bền vững. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào? Ông có cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải tái cơ cấu, và nếu vậy thì nên theo mô hình nào?
Ông Ayumi Konishi: Khi nói "tái cơ cấu" thì người ta hay nghĩ đến những gì đó khác biệt. Vì thế, nên thận trọng khi bàn đến tái cơ cấu nền kinh tế vì bản thân tôi cho rằng mọi người dễ thống nhất về đòi hỏi "đẩy nhanh" cải cách hơn. Vì Việt Nam đang trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, rõ ràng Việt Nam đang vấp phải rất nhiều vấn đề cần được giải quyết một cách thận trọng và hiệu quả. Phi tập trung hóa là việc cần tiếp tục trong khi đẩy nhanh cải cách các doanh nghiệp nhà nước cũng như những nỗ lực nhằm giảm bớt những quy định thủ tục rối rắm. Việt Nam nên tập trung nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế để trở thành một phần hiệu quả của chuỗi giá trị khu vực và quốc tế. Việt Nam nên chuyển mình để thay đổi sự phát triển sang hướng "tri thức dẫn đầu" và để "gia tăng giá trị" của Việt Nam thì điều then chốt là phải tiến lên mức cao hơn trên "bậc thang công nghệ" thông qua phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục "chiến lược phát triển mang lại lợi ích bình đẳng cho mọi người" trong khi đảm bảo sự bền vững về môi trường.
Có thể tất cả những điều trên đây không nhất thiết đòi hỏi phải "tái cấu trúc" nền kinh tế, nhưng thông qua việc đẩy nhanh một loạt các nỗ lực nhằm tăng tính hiệu quả của hệ thống kinh tế, tôi cho rằng Việt Nam sẽ thực sự cải tổ để rồi trong tương lai khi nhìn lại, chúng ta có thể coi đó như một sự "tái cấu trúc."
Theo tôi thì không có mô hình duy nhất nào mà Việt Nam cần phải học theo. Rút ra những bài học cả tích cực và tiêu cực xảy ra tại nhiều quốc gia và làm cho thích nghi với tình hình đồng thời học theo những nỗ lực mà các nước đã làm và đảm bảo chúng phù hợp với thực tế ở Việt Nam mới là cách làm đúng đắn. Nói một cách ngắn gọn, Việt Nam nên đẩy mạnh cải cách, tập trung vào sự ổn định và tính hiệu quả.
- Xin cảm ơn ông./.
P.V (Vietnam+)