Thông cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết thiết chế tài chính khu vực này sẽ dành khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 750.000 USD giúp 4 nước thành viên bao gồm Afghanistan, Bangladesh, Indonesia và Pakistan tăng cường khả năng tiếp cận tài chính Hồi giáo nhằm đảm bảo an toàn các tiêu chuẩn của Cơ quan dịch vụ tài chính Hồi giáo (IFSB).
Nhà kinh tế phụ trách lĩnh vực tài chính của ADB, ông Sani Ismail, cho biết tài chính Hồi giáo liên quan đến các giao dịch tài chính phù hợp với Luật Sharia của đạo Hồi dựa trên các nguyên tắc nhất định; trong đó có chia sẻ rủi ro với nhau, dưới các hình thức “Takaful” (bảo hiểm Hồi giáo) và “Sukuk” (giấy chứng nhận tài chính Hồi giáo).
Ảnh hưởng và lợi ích trong lĩnh vực tài chính Hồi giáo phát triển đều đặn bất chấp suy thoái trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với tài sản ngân hàng Hồi giáo trên thế giới ước đạt 1.100 tỷ USD trong năm 2012.
Tài chính Hồi giáo có thể cung cấp quyền tiếp cận với các ngân hàng và thúc đẩy ổn định tài chính thông qua sự phát triển một lớp tài sản thay thế, giúp đa dạng hóa lĩnh vực tài chính ở các nền kinh tế đang đang phát triển ở châu Á.
Khoản hỗ trợ này sẽ được sử dụng để phát triển nền tảng e-modun nhằm xây dựng năng lực cho các quan chức ở 4 nước thành viên trên về các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn của IFSB và Ngân hàng Quốc gia Malaysia đã đồng ý chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện các tiêu chuẩn của IFSB để hỗ trợ các đồng nghiệp ở 4 nước.
Ngoài ra, hỗ trợ kỹ thuật của ADB còn nhằm mục tiêu phát triển thị trường vốn Hồi giáo ở 4 nước này, trong đó tập trung làm hài hòa các yêu cầu công bố thông tin và các mức thuế đối với các sản phẩm của thị trường vốn Hồi giáo và phát triển các kế hoạch đầu tư tập thể Hồi giáo.
Ông Sani Ismail cho hay mặc dù ADB và IFSB đã thực hiện thành công hai khoản hỗ trợ kỹ thuật khu vực, song khoản 750.000 USD nói trên là sự hỗ trợ kỹ thuật đầu tiên được cung cấp để hỗ trợ tài chính Hồi giáo, được triển khai sau khi ADB và IFSB ký bản ghi nhớ hợp tác mới đây.
Khoản hỗ trợ này được Quỹ đối tác phát triển tài chính của Chính phủ Luxembourg cùng các Quỹ e-châu Á của Hàn Quốc và Quỹ đối tác kiến thức do ADB quản lý và tài trợ./.
Nhà kinh tế phụ trách lĩnh vực tài chính của ADB, ông Sani Ismail, cho biết tài chính Hồi giáo liên quan đến các giao dịch tài chính phù hợp với Luật Sharia của đạo Hồi dựa trên các nguyên tắc nhất định; trong đó có chia sẻ rủi ro với nhau, dưới các hình thức “Takaful” (bảo hiểm Hồi giáo) và “Sukuk” (giấy chứng nhận tài chính Hồi giáo).
Ảnh hưởng và lợi ích trong lĩnh vực tài chính Hồi giáo phát triển đều đặn bất chấp suy thoái trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với tài sản ngân hàng Hồi giáo trên thế giới ước đạt 1.100 tỷ USD trong năm 2012.
Tài chính Hồi giáo có thể cung cấp quyền tiếp cận với các ngân hàng và thúc đẩy ổn định tài chính thông qua sự phát triển một lớp tài sản thay thế, giúp đa dạng hóa lĩnh vực tài chính ở các nền kinh tế đang đang phát triển ở châu Á.
Khoản hỗ trợ này sẽ được sử dụng để phát triển nền tảng e-modun nhằm xây dựng năng lực cho các quan chức ở 4 nước thành viên trên về các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn của IFSB và Ngân hàng Quốc gia Malaysia đã đồng ý chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện các tiêu chuẩn của IFSB để hỗ trợ các đồng nghiệp ở 4 nước.
Ngoài ra, hỗ trợ kỹ thuật của ADB còn nhằm mục tiêu phát triển thị trường vốn Hồi giáo ở 4 nước này, trong đó tập trung làm hài hòa các yêu cầu công bố thông tin và các mức thuế đối với các sản phẩm của thị trường vốn Hồi giáo và phát triển các kế hoạch đầu tư tập thể Hồi giáo.
Ông Sani Ismail cho hay mặc dù ADB và IFSB đã thực hiện thành công hai khoản hỗ trợ kỹ thuật khu vực, song khoản 750.000 USD nói trên là sự hỗ trợ kỹ thuật đầu tiên được cung cấp để hỗ trợ tài chính Hồi giáo, được triển khai sau khi ADB và IFSB ký bản ghi nhớ hợp tác mới đây.
Khoản hỗ trợ này được Quỹ đối tác phát triển tài chính của Chính phủ Luxembourg cùng các Quỹ e-châu Á của Hàn Quốc và Quỹ đối tác kiến thức do ADB quản lý và tài trợ./.
Việt Tú (TTXVN)