Quân đội Ai Cập ngày 25/7 đã đặt thời hạn cho tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) trong vòng 48 giờ (tức là đến chiều 27/7) phải chấp thuận phương án hòa giải chính trị, sau khi úp mở về khả năng sử dụng các chiến thuật cứng rắn hơn đối với tổ chức này.
Hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập cho biết trong một tuyên bố mang tên "cơ hội cuối cùng," các lực lượng vũ trang Ai Cập khẳng định sẽ áp dụng một chiến lược mới để đối phó với "khủng bố bẩn" sau khi kết thúc cuộc biểu tình quy mô lớn ủng hộ quân đội trong ngày 26/7.
Theo một quan chức quân đội, thời hạn chót 48 giờ mà quân đội đưa ra là "một lời mời chính trị, yêu cầu này không có nghĩa là sau 48 giờ quân đội sẽ tiến hành trấn áp."
Quan chức trên cho biết "quân đội sẽ không khởi xướng động thái nào song chắc chắn sẽ phản ứng cứng rắn với bất cứ lời kêu gọi kích động bạo lực hay khủng bố của giới lãnh đạo MB hay những người ủng hộ MB, đồng thời cam kết bảo vệ những người biểu tình hòa bình dù họ thuộc phe phái nào."
Cùng ngày, trong tuyên bố đăng trên trang mạng xã hội Facebook, quân đội Ai Cập khẳng định sẽ không chĩa súng vào nhân dân, song sẵn sàng nổ súng vào bất cứ người nào dính líu đến bạo lực và khủng bố. Tuyên bố nhấn mạnh quân đội "sẽ thay đổi chiến lược đối phó với bạo lực và khủng bố phù hợp với việc đảm bảo an ninh và ổn định."
Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp báo, Thủ tướng lâm thời Hazem El-Beblawi đã kêu gọi người dân bảo vệ các cơ quan dân sự và tham gia biểu tình hòa bình trong ngày 26/7.
Cùng ngày, Thủ tướng dưới thời Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi, ông Hisham Qandil, đã đề xuất một lộ trình ba bước, bắt đầu bằng việc xây dựng lòng tin, nhằm làm dịu căng thẳng.
Trong một đoạn video đăng trên mạng YouTube, ông Qandil đã đề xuất trả tự do cho những tù nhân bị bắt giữ kể từ khi xảy ra chính biến ngày 3/7 và cho phép một đoàn đại biểu đến thăm ông Morsi đang bị quân đội giam giữ. Bên cạnh đó, ông kêu gọi cả hai phe đối địch chỉ tổ chức biểu tình tại các địa điểm cố định thay vì các cuộc tuần hành trên đường phố.
Từ tối 25/7, đám đông biểu tình phản đối Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi đã bắt đầu tập trung tại Quảng trường Tahrir, trước cửa Dinh tổng thống ở thủ đô Cairo, tại Alexandria - thành phố lớn thứ hai của Ai Cập nằm trên bờ Địa Trung Hải, và thành phố Port Said nằm dọc kênh đào Suez.
Trực thăng quân đội đã thả tờ rơi xuống Quảng trường Rabaa Al-Adawiya - địa điểm tập trung hàng nghìn người ủng hộ ông Morsi kể từ ngày 3/7 - kêu gọi người dân kiềm chế bạo lực. Bộ Nội vụ thông báo sẽ triển khai các biện pháp an ninh "chưa từng thấy" để bảo vệ các công dân và tài sản. Giới chức y tế lên kế hoạch điều động gần 2.000 xe cứu thương túc trực tại các địa điểm biểu tình trên khắp cả nước.
Bộ trưởng Cổ vật Mohamed Ibrahim cho biết khu vực Bảo tàng Ai Cập nằm gần Quảng trường Tahrir sẽ được đặt dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của các lực lượng quân đội và cảnh sát. Hàng loạt kênh truyền hình vệ tinh tư nhân quyết định ngừng phát sóng các chương trình giải trí để dành thời lượng "phản ánh tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân tại Cairo và tất cả các tỉnh thành khác trong ngày lịch sử 26/7."
Trong một diễn biến khác, Câu lạc bộ Thẩm phán - tổ chức quy tụ 90% thẩm phán của Ai Cập - đã quyết định khai trừ 75 thành viên do ký một thư chỉ trích việc lật đổ cựu Tổng thống Mohamed Morsi, yêu cầu phục chức cho nhà lãnh đạo Hồi giáo này và khôi phục Hiến pháp. Quyết định trên được đưa ra sau một phiên họp khẩn của Ban lãnh đạo câu lạc bộ với lý do các thẩm phán liên quan phán đã "ủng hộ một chính đảng riêng biệt, đi ngược với truyền thống và các giá trị trung lập, không thiên vị và không đảng phái của ngành tư pháp."
Cùng ngày, Tổng công tố Hesham Barakat đã yêu cầu công tố viên điều tra cáo buộc tham nhũng chống lại ông Ahmed Fahmy, cựu Chủ tịch Hội đồng Shura (Thượng viện Ai Cập) vừa bị giải tán.
Theo đơn kiện của nhật báo Al-Gomhurriya của nhà nước, ông Fahmy đã chi trả 3 triệu bảng Ai Cập (khoảng 430.000 USD) từ công quỹ cho các chuyến du lịch cá nhân của 25 nghị sĩ thuộc MB và các đảng liên minh.
Trước những diễn biến trên tại Ai Cập, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi tất cả các phe phái tại Ai Cập "kiềm chế tối đa," chính phủ lâm thời đảm bảo luật pháp cũng như an ninh và an toàn cho tất cả người dân Ai Cập. Bên cạnh đó, ông Ban Ki-moon còn hối thúc quân đội "ngay lập tức thả tự do cho Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi và các lãnh đạo của MB đang bị giam giữ hoặc tiến hành xem xét các cáo buộc đối với những người này một cách minh bạch."
Cũng trong ngày 25/7, Nhà Trắng cũng đã hối thúc quân đội Ai Cập “kiềm chế tối đa” và cố gắng hết sức nhằm ngăn chặn các vụ đụng độ giữa những người biểu tình.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nêu rõ Washington quan ngại "bất kỳ hành động nào làm thổi bùng căng thẳng" sau khi Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập, Tướng Abdel Fattah al-Sisi kêu gọi người dân xuống đường bày tỏ sự ủng hộ đối với quân đội trong ngày 26/7, trùng với ngày những người ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi cũng dự kiến tiến hành cuộc biểu tình quy mô lớn.
Cùng ngày, các nguồn tin y tế và an ninh cho biết 2 binh sỹ Ai Cập đã thiệt mạng và 4 người khác bị thương khi các tay súng nã đạn vào một chốt quân sự gần thị trấn Sheikh Zuweid, phía Bắc bán đảo Sinai, gần biên giới của Ai Cập với Israel và Palestine. Ngoài ra, các phần tử vũ trang cũng tấn công 4 vị trí quân sự khác ở thị trấn này.
Tính đến nay, khoảng 20 cảnh sát và binh sỹ Ai Cập đã thiệt mạng tại Sinai kể từ khi ông Morsi bị lật đổ./.
Hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập cho biết trong một tuyên bố mang tên "cơ hội cuối cùng," các lực lượng vũ trang Ai Cập khẳng định sẽ áp dụng một chiến lược mới để đối phó với "khủng bố bẩn" sau khi kết thúc cuộc biểu tình quy mô lớn ủng hộ quân đội trong ngày 26/7.
Theo một quan chức quân đội, thời hạn chót 48 giờ mà quân đội đưa ra là "một lời mời chính trị, yêu cầu này không có nghĩa là sau 48 giờ quân đội sẽ tiến hành trấn áp."
Quan chức trên cho biết "quân đội sẽ không khởi xướng động thái nào song chắc chắn sẽ phản ứng cứng rắn với bất cứ lời kêu gọi kích động bạo lực hay khủng bố của giới lãnh đạo MB hay những người ủng hộ MB, đồng thời cam kết bảo vệ những người biểu tình hòa bình dù họ thuộc phe phái nào."
Cùng ngày, trong tuyên bố đăng trên trang mạng xã hội Facebook, quân đội Ai Cập khẳng định sẽ không chĩa súng vào nhân dân, song sẵn sàng nổ súng vào bất cứ người nào dính líu đến bạo lực và khủng bố. Tuyên bố nhấn mạnh quân đội "sẽ thay đổi chiến lược đối phó với bạo lực và khủng bố phù hợp với việc đảm bảo an ninh và ổn định."
Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp báo, Thủ tướng lâm thời Hazem El-Beblawi đã kêu gọi người dân bảo vệ các cơ quan dân sự và tham gia biểu tình hòa bình trong ngày 26/7.
Cùng ngày, Thủ tướng dưới thời Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi, ông Hisham Qandil, đã đề xuất một lộ trình ba bước, bắt đầu bằng việc xây dựng lòng tin, nhằm làm dịu căng thẳng.
Trong một đoạn video đăng trên mạng YouTube, ông Qandil đã đề xuất trả tự do cho những tù nhân bị bắt giữ kể từ khi xảy ra chính biến ngày 3/7 và cho phép một đoàn đại biểu đến thăm ông Morsi đang bị quân đội giam giữ. Bên cạnh đó, ông kêu gọi cả hai phe đối địch chỉ tổ chức biểu tình tại các địa điểm cố định thay vì các cuộc tuần hành trên đường phố.
Từ tối 25/7, đám đông biểu tình phản đối Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi đã bắt đầu tập trung tại Quảng trường Tahrir, trước cửa Dinh tổng thống ở thủ đô Cairo, tại Alexandria - thành phố lớn thứ hai của Ai Cập nằm trên bờ Địa Trung Hải, và thành phố Port Said nằm dọc kênh đào Suez.
Trực thăng quân đội đã thả tờ rơi xuống Quảng trường Rabaa Al-Adawiya - địa điểm tập trung hàng nghìn người ủng hộ ông Morsi kể từ ngày 3/7 - kêu gọi người dân kiềm chế bạo lực. Bộ Nội vụ thông báo sẽ triển khai các biện pháp an ninh "chưa từng thấy" để bảo vệ các công dân và tài sản. Giới chức y tế lên kế hoạch điều động gần 2.000 xe cứu thương túc trực tại các địa điểm biểu tình trên khắp cả nước.
Bộ trưởng Cổ vật Mohamed Ibrahim cho biết khu vực Bảo tàng Ai Cập nằm gần Quảng trường Tahrir sẽ được đặt dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của các lực lượng quân đội và cảnh sát. Hàng loạt kênh truyền hình vệ tinh tư nhân quyết định ngừng phát sóng các chương trình giải trí để dành thời lượng "phản ánh tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân tại Cairo và tất cả các tỉnh thành khác trong ngày lịch sử 26/7."
Trong một diễn biến khác, Câu lạc bộ Thẩm phán - tổ chức quy tụ 90% thẩm phán của Ai Cập - đã quyết định khai trừ 75 thành viên do ký một thư chỉ trích việc lật đổ cựu Tổng thống Mohamed Morsi, yêu cầu phục chức cho nhà lãnh đạo Hồi giáo này và khôi phục Hiến pháp. Quyết định trên được đưa ra sau một phiên họp khẩn của Ban lãnh đạo câu lạc bộ với lý do các thẩm phán liên quan phán đã "ủng hộ một chính đảng riêng biệt, đi ngược với truyền thống và các giá trị trung lập, không thiên vị và không đảng phái của ngành tư pháp."
Cùng ngày, Tổng công tố Hesham Barakat đã yêu cầu công tố viên điều tra cáo buộc tham nhũng chống lại ông Ahmed Fahmy, cựu Chủ tịch Hội đồng Shura (Thượng viện Ai Cập) vừa bị giải tán.
Theo đơn kiện của nhật báo Al-Gomhurriya của nhà nước, ông Fahmy đã chi trả 3 triệu bảng Ai Cập (khoảng 430.000 USD) từ công quỹ cho các chuyến du lịch cá nhân của 25 nghị sĩ thuộc MB và các đảng liên minh.
Trước những diễn biến trên tại Ai Cập, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi tất cả các phe phái tại Ai Cập "kiềm chế tối đa," chính phủ lâm thời đảm bảo luật pháp cũng như an ninh và an toàn cho tất cả người dân Ai Cập. Bên cạnh đó, ông Ban Ki-moon còn hối thúc quân đội "ngay lập tức thả tự do cho Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi và các lãnh đạo của MB đang bị giam giữ hoặc tiến hành xem xét các cáo buộc đối với những người này một cách minh bạch."
Cũng trong ngày 25/7, Nhà Trắng cũng đã hối thúc quân đội Ai Cập “kiềm chế tối đa” và cố gắng hết sức nhằm ngăn chặn các vụ đụng độ giữa những người biểu tình.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nêu rõ Washington quan ngại "bất kỳ hành động nào làm thổi bùng căng thẳng" sau khi Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập, Tướng Abdel Fattah al-Sisi kêu gọi người dân xuống đường bày tỏ sự ủng hộ đối với quân đội trong ngày 26/7, trùng với ngày những người ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi cũng dự kiến tiến hành cuộc biểu tình quy mô lớn.
Cùng ngày, các nguồn tin y tế và an ninh cho biết 2 binh sỹ Ai Cập đã thiệt mạng và 4 người khác bị thương khi các tay súng nã đạn vào một chốt quân sự gần thị trấn Sheikh Zuweid, phía Bắc bán đảo Sinai, gần biên giới của Ai Cập với Israel và Palestine. Ngoài ra, các phần tử vũ trang cũng tấn công 4 vị trí quân sự khác ở thị trấn này.
Tính đến nay, khoảng 20 cảnh sát và binh sỹ Ai Cập đã thiệt mạng tại Sinai kể từ khi ông Morsi bị lật đổ./.
(TTXVN)