Nhân kỷ niệm hai năm diễn ra cuộc Cách mạng ngày 25/1, nhiều chính đảng đối lập và phong trào cách mạng Ai Cập đã lên kế hoạch tổ chức hàng loạt sự kiện biểu dương lực lượng, tuần hành và biểu tình ngồi quy mô lớn trên khắp toàn quốc vào tuần tới.
Mặt trận Cứu quốc (NSF) - phe đối lập chính tại Ai Cập, sẽ phối hợp với nhiều đảng phái và phong trào đối lập khác tổ chức năm cuộc tuần hành xuất phát từ nhiều địa điểm tại thủ đô Cairo trước khi tập trung tại Quảng trường Tahrir và trước cửa Phủ tổng thống tại quận Heliopolis nhằm phản đối sự cai trị của tổ chức Anh em Hồi giáo và kết quả điều hành yếu kém của Chính phủ.
Ngoài ra, các cuộc biểu tình quy mô lớn khác dự kiến cũng sẽ được tổ chức tại sáu tỉnh thành khác bao gồm Suez, Port Said, Assiut, Minya, Gharbiya và Alexandria. Liên minh đối lập này còn dự định tổ chức các hoạt động phản đối khác cho tới ngày 11/2, thời điểm cựu Tổng thống Hosni Mubarak buộc phải thông báo từ chức sau các cuộc biểu tình rầm rộ.
Một số nhà hoạt động đối lập cũng cho biết sẽ tiếp tục cuộc biểu tình ngồi tại Quảng trường Tahrir cho tới khi lật đổ chính quyền của tổ chức Anh em Hồi giáo.
Thủ lĩnh của NSF đồng thời là Chủ tịch Đảng Hiến pháp Mohamed ElBaradei đã lên tiếng kêu gọi toàn thể người dân Ai Cập tham gia các cuộc biểu tình vào ngày 25/1 tới.
[Ai Cập: Quảng trường Tahrir trở lại sự bình yên]
Ngày 10/1, những người biểu tình ở Quảng trường Tahrir, ở trung tâm thủ đô Cairo của Ai Cập, đã dỡ bỏ hàng rào dây thép gai và các ụ cát trả lại đường giao thông sau hơn 55 ngày chiếm giữ nơi này để phản đối Tuyên bố hiến pháp của Tổng thống Ahmed Morsi và Dự thảo hiến pháp gây tranh cãi tại nước này.
Kết quả nói trên nhờ các thương lượng giữa Bộ Nội vụ và các ủy ban quần chúng./.
Mặt trận Cứu quốc (NSF) - phe đối lập chính tại Ai Cập, sẽ phối hợp với nhiều đảng phái và phong trào đối lập khác tổ chức năm cuộc tuần hành xuất phát từ nhiều địa điểm tại thủ đô Cairo trước khi tập trung tại Quảng trường Tahrir và trước cửa Phủ tổng thống tại quận Heliopolis nhằm phản đối sự cai trị của tổ chức Anh em Hồi giáo và kết quả điều hành yếu kém của Chính phủ.
Ngoài ra, các cuộc biểu tình quy mô lớn khác dự kiến cũng sẽ được tổ chức tại sáu tỉnh thành khác bao gồm Suez, Port Said, Assiut, Minya, Gharbiya và Alexandria. Liên minh đối lập này còn dự định tổ chức các hoạt động phản đối khác cho tới ngày 11/2, thời điểm cựu Tổng thống Hosni Mubarak buộc phải thông báo từ chức sau các cuộc biểu tình rầm rộ.
Một số nhà hoạt động đối lập cũng cho biết sẽ tiếp tục cuộc biểu tình ngồi tại Quảng trường Tahrir cho tới khi lật đổ chính quyền của tổ chức Anh em Hồi giáo.
Thủ lĩnh của NSF đồng thời là Chủ tịch Đảng Hiến pháp Mohamed ElBaradei đã lên tiếng kêu gọi toàn thể người dân Ai Cập tham gia các cuộc biểu tình vào ngày 25/1 tới.
[Ai Cập: Quảng trường Tahrir trở lại sự bình yên]
Ngày 10/1, những người biểu tình ở Quảng trường Tahrir, ở trung tâm thủ đô Cairo của Ai Cập, đã dỡ bỏ hàng rào dây thép gai và các ụ cát trả lại đường giao thông sau hơn 55 ngày chiếm giữ nơi này để phản đối Tuyên bố hiến pháp của Tổng thống Ahmed Morsi và Dự thảo hiến pháp gây tranh cãi tại nước này.
Kết quả nói trên nhờ các thương lượng giữa Bộ Nội vụ và các ủy ban quần chúng./.
(Vietnam+)