Luật này cấm các công dân Ai Cập tổ chức các cuộc biểu tình "gây nguy hại choan ninh quốc gia" và buộc các nhà tổ chức phải gửi thông báo bằng văn bản tớilực lượng cảnh sát ít nhất 3 ngày trước khi biểu tình.
Đạo luật cũng yêu cầu người biểu tình đứng cách trụ sở các cơ quan chính phủ,cơ quan lập pháp và tư pháp ít nhất 200 mét.
Những người vi phạm có thể bị bắt đi lao động khổ sai và bị phạt ít nhất50.000 bảng Ai Cập (gần 7.400 USD).
Phe đối lập đã phản ứng hết sức gay gắt trước các quy định của luật trên,đồng thời cáo buộc Tổng thống Mohamed Morsi sử dụng lại các chiến thuật đàn áptương tự như dưới thời của cựu Tổng thống Hosni Mubarak.
Tháng trước, tổ chức "Theo dõi nhân quyền" (HRW) có trụ sở tại New York (Mỹ)cho rằng luật dự thảo trên sẽ hạn chế một trong các quyền cơ bản của conngười.
[Năm kẻ đối lập ở Ai Cập bị bắt vì kích động bạo lực]
Trước đó, ngày 25/3, Tổng công tố Ai Cập đã ra lệnh bắt giữ 5 nhân vật hoạt động đối lậpbị cáo buộc kích động bạo lực, sau khi xảy ra hàng loạt vụ đụng độ ở thủ đôCairo tuần trước làm 160 người bị thương.
Lệnh bắt giữ được đưa ra sau khi Tổng thống Mohamed Morsi cảnh báo tất cả cáclực lượng chính trị sẽ bị trừng trị nếu kích động bạo lực và rối ren trong nước.
Tổng thống Morsi nêu rõ: "Nếu các cuộc điều tra cho thấy các nhân vật hoạt độngchính trị tìm cách phá hoại an ninh của đất nước, họ sẽ bị trừng phạt bằng mọibiết pháp cần thiết, bất kể họ ở cương vị nào"./.