Ông Nhâm Như Phương, Phó Chủ tịch thường trực Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức vừa thay mặt tổ chức này về Hà Nội để trao tặng số tiền ủng hộ cho trẻ em khuyết tật. Ông Phương cho biết: “Với tinh thần hướng về quê hương, đất nước, hưởng ứng cuộc vận động quyên góp, ủng hộ trẻ em là nạn nhân chất độc da cam, trong khuôn khổ Liên hoan Bia quốc tế tại Đức, Hội đã tổ chức quyên góp ủng hộ trẻ em bị nhiễm chất độc da cam. Toàn bộ số tiền quyên góp chúng tôi dành tặng cho các cháu trường dạy trẻ khuyết tật ở Thanh Trì.” Ấm tình người Hà Nội xa quê
Chiều ngày 7/12, đại diện Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức đã trao tặng món quà là số tiền đã quyên góp ở Đức và được quy đổi ra là 156 triệu đồng cho Trường Dạy trẻ Khuyết tật huyện Thanh Trì, Hà Nội nhằm hỗ trợ nhà trường mua trang thiết bị dạy và học cho các em học sinh. Tham dự và chứng kiến buổi lễ trao quà tặng có bà Ngô Thị Doãn Thanh-Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện Sở Ngoại vụ, Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội, Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức, lãnh đạo huyện Thanh Trì cùng đông đảo cán bộ giáo viên học sinh trường Dạy trẻ Khuyết tật huyện Thanh Trì. Tại buổi lễ ông Nhâm Hữu Phương-Phó Chủ tịch Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức cho biết, trong dịp Liên hoan bia quốc tế tổ chức tại Berlin tháng 8 vừa qua, Hội đã tổ chức khuyên góp được 5.555 euro và 200 nghìn đồng từ tấm lòng hảo tâm của các hội viên của Hội và bạn bè quốc tế để ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ trẻ em khuyết tật Hà Nội. Số tiền 156 triệu đồng Hội dành tặng cho Trường Dạy trẻ Khuyết tật huyện Thanh Trì (Hà Nội ) để nhà trường mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học. Món quà của Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức dành cho nhà trường đã thể hiện tấm lòng của những người con Hà Nội xa quê nhưng vẫn luôn hướng về quê hương, đất nước đồng thời cũng là sự sẻ chia, đồng cảm với những khó khăn của các em học sinh khuyết tật. Thay mặt cán bộ, học sinh nhà trường bà Trần Thị Thanh Hương- Hiệu trưởng trường Dạy trẻ Khuyết tật huyện Thanh Trì đã cảm ơn tấm lòng và sẻ chia của bà con Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức dành cho trường. Bà Hương đã phát biểu trong buổi lễ, nhà trường sẽ sử dụng hiệu quả và đúng mục đích món quà Hội dành cho trường và mong muốn Hội và các tổ chức hội đoàn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ, sẻ chia với các em học sinh nhà trường để các em có thể hòa nhập tốt với cộng đồng trở thành những công dân có ích. Hiệu trưởng nhà trường, cô Nguyễn Thị Hương cho biết: "Toàn bộ số tiền quyên góp sẽ mua 10 máy may công nghiệp, dạy nghề các em tốt nghiệp ra trường có nhu cầu học nghề may. Việc làm thiết thực của Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức góp phần giúp các trẻ em khuyết tật và cha mẹ phụ huynh đỡ vất vả khi phải gửi con em mình tới các trường dạy nghề tại các địa bàn khác. Số tiền còn lại để mua đồ dùng học tập và đồ chơi cho các cháu."
Kết nạp... gia đình hội viên Phóng viên Vietnam+ có cuộc trao đổi cùng ông Nhâm Như Phương về tổ chức Hội người Hà Nội ở Cộng hòa Liên bang Đức. Theo ông Phương: "Hôi người Hà Nội của chúng tôi không có khác biệt nhiều so với các tổ chức người Việt mình ở nước ngoài nói chung và ở Đức nói riêng. Việc "quây quần người Hà Nội với nhau" là vì chúng tôi muốn có những chia sẻ thật đồng cảm hơn, chứ không phải là tách ra khỏi cộng đồng kiều bào ta." Được biết tổ chức Hội người Hà Nội ở Cộng hòa Liên bang Đức đã được thành lập vào ngày 2/6/2010 trong niềm cảm xúc của người Hà Nội hướng về thành phố quê hương yêu dấu. Đó cũng là dịp mà người Hà Nội xa nước càng da diết, tự hào hướng về Thủ đô trong đại lễ 1000 năm. Ông Phương vui vẻ đưa ra ví dụ: "Có những kỷ niệm rất... Hà Nội chỉ chia sẻ được với anh em ở Hà Nội, anh em quê ở nơi khác rất thích nghe những cũng không hiểu được. Ví dụ như kỷ niệm nhảy tàu điện đi học, đi chơi năm nào chỉ người Hà Nội thời đó mới thấu hiểu." Khi được hỏi về con số hội viên của Hội, ông Phương cho biết: "Chúng tôi không kết nạp hội viên theo cá nhân hội viên mà theo gia đình hội viên. Một người đăng ký thì cả gia đình cùng là hội viên để cả nhà có thể tham dự mọi hoạt động. Và quan trọng nhất là hoạt động hướng về quê hương, về Hà Nội." Ông Nhâm Như Phương giải thích thêm: "Tuy nhiên, việc bầu cử, ứng cử trong tổ chức Hội thì vẫn là Hội viên đứng tên chính. Hiện nay chúng tôi có 280 gia đình hội viên và các gia đình ở khắp các thành phố và vùng miền khác nhau ở Đức. Chắc chắn con số này sẽ ngày càng tăng lên khi mọi người biết để kết nối. Vì lòng yêu Hà Nội, yêu đất nước thường trực trong mỗi người xa quê chúng tôi." Được biết, lãnh đạo Hội người Hà Nội ở Đức sẽ mở một tài khoản để bà con ở xa trụ sở Hội có thể gửi tiền ủng hộ mà không phải đi lại. Vì đôi khi số tiền đi lại còn tốn hơn tiền ủng hội về nước Theo đại diện của Hội, lần này số tiền ủng hộ chưa nhiều nhưng đó là tấm lòng của người Hà Nội xa quê hương hướng về Tổ quốc. Hoạt động này còn có ý nghĩa khai mở cho nhiều hoạt động, nhiều nghĩa cử đẹp về sau./.
Chiều ngày 7/12, đại diện Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức đã trao tặng món quà là số tiền đã quyên góp ở Đức và được quy đổi ra là 156 triệu đồng cho Trường Dạy trẻ Khuyết tật huyện Thanh Trì, Hà Nội nhằm hỗ trợ nhà trường mua trang thiết bị dạy và học cho các em học sinh. Tham dự và chứng kiến buổi lễ trao quà tặng có bà Ngô Thị Doãn Thanh-Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện Sở Ngoại vụ, Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội, Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức, lãnh đạo huyện Thanh Trì cùng đông đảo cán bộ giáo viên học sinh trường Dạy trẻ Khuyết tật huyện Thanh Trì. Tại buổi lễ ông Nhâm Hữu Phương-Phó Chủ tịch Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức cho biết, trong dịp Liên hoan bia quốc tế tổ chức tại Berlin tháng 8 vừa qua, Hội đã tổ chức khuyên góp được 5.555 euro và 200 nghìn đồng từ tấm lòng hảo tâm của các hội viên của Hội và bạn bè quốc tế để ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ trẻ em khuyết tật Hà Nội. Số tiền 156 triệu đồng Hội dành tặng cho Trường Dạy trẻ Khuyết tật huyện Thanh Trì (Hà Nội ) để nhà trường mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học. Món quà của Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức dành cho nhà trường đã thể hiện tấm lòng của những người con Hà Nội xa quê nhưng vẫn luôn hướng về quê hương, đất nước đồng thời cũng là sự sẻ chia, đồng cảm với những khó khăn của các em học sinh khuyết tật. Thay mặt cán bộ, học sinh nhà trường bà Trần Thị Thanh Hương- Hiệu trưởng trường Dạy trẻ Khuyết tật huyện Thanh Trì đã cảm ơn tấm lòng và sẻ chia của bà con Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức dành cho trường. Bà Hương đã phát biểu trong buổi lễ, nhà trường sẽ sử dụng hiệu quả và đúng mục đích món quà Hội dành cho trường và mong muốn Hội và các tổ chức hội đoàn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ, sẻ chia với các em học sinh nhà trường để các em có thể hòa nhập tốt với cộng đồng trở thành những công dân có ích. Hiệu trưởng nhà trường, cô Nguyễn Thị Hương cho biết: "Toàn bộ số tiền quyên góp sẽ mua 10 máy may công nghiệp, dạy nghề các em tốt nghiệp ra trường có nhu cầu học nghề may. Việc làm thiết thực của Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức góp phần giúp các trẻ em khuyết tật và cha mẹ phụ huynh đỡ vất vả khi phải gửi con em mình tới các trường dạy nghề tại các địa bàn khác. Số tiền còn lại để mua đồ dùng học tập và đồ chơi cho các cháu."
Kết nạp... gia đình hội viên Phóng viên Vietnam+ có cuộc trao đổi cùng ông Nhâm Như Phương về tổ chức Hội người Hà Nội ở Cộng hòa Liên bang Đức. Theo ông Phương: "Hôi người Hà Nội của chúng tôi không có khác biệt nhiều so với các tổ chức người Việt mình ở nước ngoài nói chung và ở Đức nói riêng. Việc "quây quần người Hà Nội với nhau" là vì chúng tôi muốn có những chia sẻ thật đồng cảm hơn, chứ không phải là tách ra khỏi cộng đồng kiều bào ta." Được biết tổ chức Hội người Hà Nội ở Cộng hòa Liên bang Đức đã được thành lập vào ngày 2/6/2010 trong niềm cảm xúc của người Hà Nội hướng về thành phố quê hương yêu dấu. Đó cũng là dịp mà người Hà Nội xa nước càng da diết, tự hào hướng về Thủ đô trong đại lễ 1000 năm. Ông Phương vui vẻ đưa ra ví dụ: "Có những kỷ niệm rất... Hà Nội chỉ chia sẻ được với anh em ở Hà Nội, anh em quê ở nơi khác rất thích nghe những cũng không hiểu được. Ví dụ như kỷ niệm nhảy tàu điện đi học, đi chơi năm nào chỉ người Hà Nội thời đó mới thấu hiểu." Khi được hỏi về con số hội viên của Hội, ông Phương cho biết: "Chúng tôi không kết nạp hội viên theo cá nhân hội viên mà theo gia đình hội viên. Một người đăng ký thì cả gia đình cùng là hội viên để cả nhà có thể tham dự mọi hoạt động. Và quan trọng nhất là hoạt động hướng về quê hương, về Hà Nội." Ông Nhâm Như Phương giải thích thêm: "Tuy nhiên, việc bầu cử, ứng cử trong tổ chức Hội thì vẫn là Hội viên đứng tên chính. Hiện nay chúng tôi có 280 gia đình hội viên và các gia đình ở khắp các thành phố và vùng miền khác nhau ở Đức. Chắc chắn con số này sẽ ngày càng tăng lên khi mọi người biết để kết nối. Vì lòng yêu Hà Nội, yêu đất nước thường trực trong mỗi người xa quê chúng tôi." Được biết, lãnh đạo Hội người Hà Nội ở Đức sẽ mở một tài khoản để bà con ở xa trụ sở Hội có thể gửi tiền ủng hộ mà không phải đi lại. Vì đôi khi số tiền đi lại còn tốn hơn tiền ủng hội về nước Theo đại diện của Hội, lần này số tiền ủng hộ chưa nhiều nhưng đó là tấm lòng của người Hà Nội xa quê hương hướng về Tổ quốc. Hoạt động này còn có ý nghĩa khai mở cho nhiều hoạt động, nhiều nghĩa cử đẹp về sau./.
Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì được thành lập năm 1997 với chức năng dạy chữ, dạy nghề và phục hồi chức năng ngăn chặn tật nặng hơn ở trẻ em. Ngoài đối tượng học sinh là trẻ chậm phát triển trí tuệ, khiếm thính và trẻ đa tật trong địa bàn huyện, trường còn tiếp nhận học sinh là con em trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Năm 2010, được sự quan tâm của thành phố Hà Nội và huyện Thanh Trì, trường đã xây dựng được một cơ ngơi gắn biển công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với 12 phòng học, ba phòng dạy nghề, một phòng phục hồi chức năng, khu hiệu bộ, hệ thống nhà bếp, nhà ăn, phòng ngủ, khang trang, sạch đẹp. Năm học 2011-2012, trường có 67 học sinh với bảy lớp học văn hóa và một lớp dạy nghề. |
Nguyễn Anh (Vietnam+)