Sông Hồng mùa cạn, mấy chục chiếc thuyền nằm rách rưới, liêu xiêu bên mép nước. Mấy đứa trẻ quần áo xác xơ hồn nhiên nghịch cát trên bãi sông vắng. Chúng không biết rằng, lại một cái Tết nữa lại đang đến.
“Nhiều em còn không có tấm áo dày để mặc. Nhìn những cảnh ấy, chúng tôi lại chạnh lòng,” chị Ngô Thị Hồng Nhung, chủ nhiệm câu lạc bộ Tình nguyện trẻ Hà Nội nhớ lại.
Vì thế, đã 12 năm rồi, Tết của chị gắn với nhịp sống giản đơn và lam lũ của những đứa trẻ xóm nghèo trên sông. Mỗi cái Tết đi qua lại có biết bao câu chuyện, cả vui cả buồn, mà người người phụ nữ ấy muốn chia sẻ.
Nhung vẫn nhớ như in lần đầu tiên bước chân xuống xóm. Giữa một bãi sông mênh mông gió, chị thấy một đứa trẻ loắt choắt, quần áo rách rưới, nhưng đôi mắt lại rất tinh nhanh. Thấy người lạ, cô bé chạy tót về nhà. Hôm đấy cũng là chiều 29 Tết.
Men theo những con đường ngoằn ngoèo ngập rác, Nhung tìm đến nhà cô bé thì thấy căn nhà tuềnh toàng đang run lên bởi những đợt gió từ bờ sông thổi về. Cô bé ngồi co ro một góc với nồi cơm của bữa dở sáng dở chiều. Mẹ em, chị Nguyễn Thị Oanh vẫn mải miết đi nhặt rác chưa về. Không khí Tết hình như chẳng đến với căn nhà nhỏ ấy.
“Trong khi nhà mình đã sắm sửa Tết xong từ mấy hôm thì ở đây mọi thứ vẫn lặng lẽ quá,” Phương tâm sự.
Nhung vẫn nhớ như in khi được hỏi, Tết này em mong điều gì, cô bé chỉ gọn lỏn: “Nhà em nghèo, có mơ cũng chả có gì.” Bắt đầu từ ngày đó, năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết, Nhung lại kêu gọi nhóm tình nguyện mang cái tết nghèo đến cho trẻ em xóm giữa.
Thông thường, cứ đến khoàng 20 thàng Chạp, đội tình nguyện của Nhung lại ngồi họp lại với nhau. Người mang tấm áo, người góp vài đồng để chuẩn bị lên kế hoạch đón Tết cho đám trẻ con xóm giữa.
“Quà của chúng tôi nhiều khi chỉ là gói bánh với tấm chăn mỏng nhưng lần nào xuống, bà con ở đây cũng quý lắm. Mọi người cứ hẹn mãi mấy ngày Tết nhớ xuống để thử một cái Tết trên sông như thế nào,” Nhung tâm sự.
Trong trí nhớ của cô gái trẻ, hình ảnh cái Tết quây quần trên con thuyền nhỏ xíu, rách bươm mấy năm về trước vẫn còn vẹn nguyên. Khác với mọi năm, đúng ngày mùng 3 Tết, Nhung cùng mấy người trong đội í ới bảo nhau đến xóm thuyền để thăm mấy đứa trẻ.
Nhung bảo, có lẽ đấy là cái Tết đặc biệt nhất mà cô đã được trải qua trong đời. Con thuyền nhỏ xíu nằm chơ vơ trên lòng sông cạn, trước cửa nhà, cây ngũ da bì xum xuê được dùng thay cho quất, đào. Thấy mấy anh chị tình nguyện xuống, lũ trẻ đứa nào đứa nấy cứ nhao nhao đòi kéo về nhà mình.
“Mình vẫn quen với cái Tết đủ đầy ở nhà, nhưng ở đây, bữa cơm ngày mùng 3 cũng chỉ có láo nháo vài sợi rau và đĩa bánh chưng cứng đơ, nhưng ai cũng cũng gắp cho mình thật nhiều, sợ đám tình nguyện bị đói,” Nhung nói.
Nhớ lại lúc ấy, Nhung lại thấy chạnh lòng. Cô bảo, càng nhớ cái Tết ăn cùng bà con bao nhiêu thì cô lại càng đau lòng hơn khi nghĩ về em Hải, ngưòi đã bị chết cháy do đốt củi sưởi ấm cách đây hơn chục hôm. Hải cũng là người gắn bó với Nhung nhất trong mấy ngày Tết năm nào.
Cũng giống như nhóm tình nguyện trẻ, rất nhiều người trẻ tuổi khác cũng muốn mang một cái Tết ấm áp hơn đến cho những người nghèo khó nơi bãi giữa sông Hồng.
Lê Hoàng Nam, sinh viên đại học Công nghiệp Hà Nội, hớn hở khoe, năm nay đã là năm thứ hai nhóm của Nam tổ chức đón Tết ở bãi giữa. Mỗi người chia nhau đi từng nhà, cùng làm bữa cơm ngày mùng 4, lì xì cho đám trẻ nhỏ, và tặng bánh kẹo cho từng nhà.
“Nhìn đám trẻ nhồm nhoàm nhai kẹo, mọi người lại thấy công việc của mình thêm phần ý nghĩa,” Nam quả quyết.
Ngày mai, Nam sẽ về quê ăn Tết với cả nhà nhưng cậu sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội còn có một cái Tết ấm áp nữa đang đợi chờ ở nơi bãi giữa./.
“Nhiều em còn không có tấm áo dày để mặc. Nhìn những cảnh ấy, chúng tôi lại chạnh lòng,” chị Ngô Thị Hồng Nhung, chủ nhiệm câu lạc bộ Tình nguyện trẻ Hà Nội nhớ lại.
Vì thế, đã 12 năm rồi, Tết của chị gắn với nhịp sống giản đơn và lam lũ của những đứa trẻ xóm nghèo trên sông. Mỗi cái Tết đi qua lại có biết bao câu chuyện, cả vui cả buồn, mà người người phụ nữ ấy muốn chia sẻ.
Nhung vẫn nhớ như in lần đầu tiên bước chân xuống xóm. Giữa một bãi sông mênh mông gió, chị thấy một đứa trẻ loắt choắt, quần áo rách rưới, nhưng đôi mắt lại rất tinh nhanh. Thấy người lạ, cô bé chạy tót về nhà. Hôm đấy cũng là chiều 29 Tết.
Men theo những con đường ngoằn ngoèo ngập rác, Nhung tìm đến nhà cô bé thì thấy căn nhà tuềnh toàng đang run lên bởi những đợt gió từ bờ sông thổi về. Cô bé ngồi co ro một góc với nồi cơm của bữa dở sáng dở chiều. Mẹ em, chị Nguyễn Thị Oanh vẫn mải miết đi nhặt rác chưa về. Không khí Tết hình như chẳng đến với căn nhà nhỏ ấy.
“Trong khi nhà mình đã sắm sửa Tết xong từ mấy hôm thì ở đây mọi thứ vẫn lặng lẽ quá,” Phương tâm sự.
Nhung vẫn nhớ như in khi được hỏi, Tết này em mong điều gì, cô bé chỉ gọn lỏn: “Nhà em nghèo, có mơ cũng chả có gì.” Bắt đầu từ ngày đó, năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết, Nhung lại kêu gọi nhóm tình nguyện mang cái tết nghèo đến cho trẻ em xóm giữa.
Thông thường, cứ đến khoàng 20 thàng Chạp, đội tình nguyện của Nhung lại ngồi họp lại với nhau. Người mang tấm áo, người góp vài đồng để chuẩn bị lên kế hoạch đón Tết cho đám trẻ con xóm giữa.
“Quà của chúng tôi nhiều khi chỉ là gói bánh với tấm chăn mỏng nhưng lần nào xuống, bà con ở đây cũng quý lắm. Mọi người cứ hẹn mãi mấy ngày Tết nhớ xuống để thử một cái Tết trên sông như thế nào,” Nhung tâm sự.
Trong trí nhớ của cô gái trẻ, hình ảnh cái Tết quây quần trên con thuyền nhỏ xíu, rách bươm mấy năm về trước vẫn còn vẹn nguyên. Khác với mọi năm, đúng ngày mùng 3 Tết, Nhung cùng mấy người trong đội í ới bảo nhau đến xóm thuyền để thăm mấy đứa trẻ.
Nhung bảo, có lẽ đấy là cái Tết đặc biệt nhất mà cô đã được trải qua trong đời. Con thuyền nhỏ xíu nằm chơ vơ trên lòng sông cạn, trước cửa nhà, cây ngũ da bì xum xuê được dùng thay cho quất, đào. Thấy mấy anh chị tình nguyện xuống, lũ trẻ đứa nào đứa nấy cứ nhao nhao đòi kéo về nhà mình.
“Mình vẫn quen với cái Tết đủ đầy ở nhà, nhưng ở đây, bữa cơm ngày mùng 3 cũng chỉ có láo nháo vài sợi rau và đĩa bánh chưng cứng đơ, nhưng ai cũng cũng gắp cho mình thật nhiều, sợ đám tình nguyện bị đói,” Nhung nói.
Nhớ lại lúc ấy, Nhung lại thấy chạnh lòng. Cô bảo, càng nhớ cái Tết ăn cùng bà con bao nhiêu thì cô lại càng đau lòng hơn khi nghĩ về em Hải, ngưòi đã bị chết cháy do đốt củi sưởi ấm cách đây hơn chục hôm. Hải cũng là người gắn bó với Nhung nhất trong mấy ngày Tết năm nào.
Cũng giống như nhóm tình nguyện trẻ, rất nhiều người trẻ tuổi khác cũng muốn mang một cái Tết ấm áp hơn đến cho những người nghèo khó nơi bãi giữa sông Hồng.
Lê Hoàng Nam, sinh viên đại học Công nghiệp Hà Nội, hớn hở khoe, năm nay đã là năm thứ hai nhóm của Nam tổ chức đón Tết ở bãi giữa. Mỗi người chia nhau đi từng nhà, cùng làm bữa cơm ngày mùng 4, lì xì cho đám trẻ nhỏ, và tặng bánh kẹo cho từng nhà.
“Nhìn đám trẻ nhồm nhoàm nhai kẹo, mọi người lại thấy công việc của mình thêm phần ý nghĩa,” Nam quả quyết.
Ngày mai, Nam sẽ về quê ăn Tết với cả nhà nhưng cậu sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội còn có một cái Tết ấm áp nữa đang đợi chờ ở nơi bãi giữa./.
Bách-Dũng (Vietnam+)