Trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng S.M Krishan tới Việt Nam, các công ty Ấn Độ đã sẵn sàng đề xuất giúp đỡ Việt Nam về kiến thức chuyên môn và công nghệ trong một số lĩnh vực như chế tạo máy, công nghệ thông tin (IT), tài chính và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Theo Huma Siddiqui, phóng viên tờ Thời báo Tài chính, một phái đoàn gồm 20 thành viên do Tổng giám đốc điều hành tập đoàn IT Aptech Ltd của Ấn Độ Ninad Karpe dẫn đầu, vừa tham gia một diễn đàn doanh nghiệp do Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức.
Thành phần phái đoàn trên gồm đại diện các công ty Ấn Độ hoạt động trong các lĩnh vực IT, hạ tầng cơ sở, khai mỏ, ngân hàng, y tế và giáo dục.
Theo báo cáo mới nhất của FICCI, hợp tác kinh tế và thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt trong những năm gần đây. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 10 lần kể từ năm 2000, lên mức 2,75 tỷ USD năm 2010.
Xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đạt 1,76 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 991 triệu USD. Dự kiến, trao đổi thương mại giữa hai nước sẽ vượt mức 3 tỷ USD trong năm 2011.
Ấn Độ là một trong 10 nước xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam, và với việc ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) Ấn Độ-ASEAN trong lĩnh vực hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2010), quan hệ thương mại giữa hai nước đang trên đà tăng trưởng nhanh.
Cũng theo FICCI, công nghiệp dệt là một trong những ngành quan trọng của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất khẩu của cả nước. Công nghiệp dệt may của Việt Nam trong năm nay cần được đầu tư hơn nữa vào những sản phẩm có giá trị cao và khả năng cạnh tranh nhằm duy trì vị trí top 5 nước xuất khẩu hàng đầu và hướng tới vị trí top 3 trong lĩnh vực này.
Ngành dệt may của Việt Nam phải tập trung vào lĩnh vực đổi mới công nghệ trong khi cần được cung cấp nguồn nguyên liệu thô tốt nhất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, trong đó có lĩnh vực quản lý.
Sự phát triển của các lĩnh vực thông tin liên lạc, viễn thông, khai khoáng, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ mục đích thương mại, cũng như tăng trưởng dân số đã thúc đẩy nhu cầu năng lượng ở Việt Nam.
Khu vực công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình hơn 15%, khiến nhu cầu năng lượng của cả nước tăng trung bình 15%/năm. Tại Việt Nam, 74 nhà máy điện mới, trong đó có 48 nhà máy thủy điện, dự kiến được xây dựng từ nay cho tới năm 2020.
Các công ty của Ấn Độ như OVL, Essar Exploration và Production Ltd, Nagarjuna Ltd, Venkateswara Hatcheries, Philips Carbon và McLeod Russell cũng là những nhà đầu tư quan trọng tại Việt Nam.
Tập đoàn Tata Steal (Ấn Độ) có kế hoạch đầu tư hơn 5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thép tại Việt Nam.
Trong khi đó, các công ty Ấn Độ như NIIT, Aptech và Tata Infotech cho đến nay đã xây dựng hơn 50 trung tâm đào tạo trong lĩnh vực IT tại Việt Nam./.
Theo Huma Siddiqui, phóng viên tờ Thời báo Tài chính, một phái đoàn gồm 20 thành viên do Tổng giám đốc điều hành tập đoàn IT Aptech Ltd của Ấn Độ Ninad Karpe dẫn đầu, vừa tham gia một diễn đàn doanh nghiệp do Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức.
Thành phần phái đoàn trên gồm đại diện các công ty Ấn Độ hoạt động trong các lĩnh vực IT, hạ tầng cơ sở, khai mỏ, ngân hàng, y tế và giáo dục.
Theo báo cáo mới nhất của FICCI, hợp tác kinh tế và thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt trong những năm gần đây. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 10 lần kể từ năm 2000, lên mức 2,75 tỷ USD năm 2010.
Xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đạt 1,76 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 991 triệu USD. Dự kiến, trao đổi thương mại giữa hai nước sẽ vượt mức 3 tỷ USD trong năm 2011.
Ấn Độ là một trong 10 nước xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam, và với việc ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) Ấn Độ-ASEAN trong lĩnh vực hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2010), quan hệ thương mại giữa hai nước đang trên đà tăng trưởng nhanh.
Cũng theo FICCI, công nghiệp dệt là một trong những ngành quan trọng của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất khẩu của cả nước. Công nghiệp dệt may của Việt Nam trong năm nay cần được đầu tư hơn nữa vào những sản phẩm có giá trị cao và khả năng cạnh tranh nhằm duy trì vị trí top 5 nước xuất khẩu hàng đầu và hướng tới vị trí top 3 trong lĩnh vực này.
Ngành dệt may của Việt Nam phải tập trung vào lĩnh vực đổi mới công nghệ trong khi cần được cung cấp nguồn nguyên liệu thô tốt nhất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, trong đó có lĩnh vực quản lý.
Sự phát triển của các lĩnh vực thông tin liên lạc, viễn thông, khai khoáng, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ mục đích thương mại, cũng như tăng trưởng dân số đã thúc đẩy nhu cầu năng lượng ở Việt Nam.
Khu vực công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình hơn 15%, khiến nhu cầu năng lượng của cả nước tăng trung bình 15%/năm. Tại Việt Nam, 74 nhà máy điện mới, trong đó có 48 nhà máy thủy điện, dự kiến được xây dựng từ nay cho tới năm 2020.
Các công ty của Ấn Độ như OVL, Essar Exploration và Production Ltd, Nagarjuna Ltd, Venkateswara Hatcheries, Philips Carbon và McLeod Russell cũng là những nhà đầu tư quan trọng tại Việt Nam.
Tập đoàn Tata Steal (Ấn Độ) có kế hoạch đầu tư hơn 5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thép tại Việt Nam.
Trong khi đó, các công ty Ấn Độ như NIIT, Aptech và Tata Infotech cho đến nay đã xây dựng hơn 50 trung tâm đào tạo trong lĩnh vực IT tại Việt Nam./.
Phạm Thảo (TTXVN/Vietnam+)