Theo báo cáo về “thị trường giàu có toàn cầu năm 2012” của Datamonitor công bố cuối tuần qua, Ấn Độ sẽ vươn lên chiếm vị trí thứ sáu trong top 10 thị trường giàu có nhất thế giới năm nay từ vị trí thứ 10 của năm ngoái.
Báo cáo khẳng định “Sự không chắc chắn về tương lai của đồng euro và cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng trở nên tồi tệ tại Eurozone sẽ tiếp tục gây khó khăn, song nhiều thị trường đang nổi dự kiến vẫn tiếp tục tiến lên phía trước.”
Báo cáo cho rằng trật tự thế giới về các thị trường giàu có đang nghiêng về phía các nền kinh tế đang nổi, vốn được dự kiến sẽ thế chỗ của các đối tác Tây Âu để tiến lên.
Nhóm 10 thị trường giàu nhất thế giới tính theo số tỷ phủ đôla (USD) đến cuối năm 2011 xếp theo thứ tự là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Đức, Italy, Canada, Pháp, Brazil và Ấn Độ.
Tuy nhiên, tổng giá trị tài sản tiền mặt mà các tỷ phú tại các nền kinh tế đang nổi gồm Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ có thể tăng gấp ba lần lên 4,6 nghìn tỷ USD vào năm 2015 so với 1,5 nghìn tỷ USD năm 2006. Đặc biệt Ấn Độ được dự đoán sẽ nhảy từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 6 vào cuối năm 2012.
Báo cáo dự đoán Mỹ vẫn đứng đầu nhóm 10 thị trường giàu nhất thế giới năm 2015; Trung Quốc đứng vị trí thứ hai; tiếp đến là Nhật Bản, Anh, Đức, Ấn Độ, Brazil, Italy, Canada và Pháp.
Tây Ban Nha bị rơi khỏi top 10 thị trường giàu nhất thế giới trong năm 2011, chủ yếu do hoạt động kinh tế của bản thân nước này yếu kém, kết hợp với sự nổi lên của Ấn Độ và Brazil. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Tây Âu và các biện pháp “khắc khổ” của Tây Ban Nha đang làm xấu thêm triển vọng kinh tế của nước này./.
Báo cáo khẳng định “Sự không chắc chắn về tương lai của đồng euro và cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng trở nên tồi tệ tại Eurozone sẽ tiếp tục gây khó khăn, song nhiều thị trường đang nổi dự kiến vẫn tiếp tục tiến lên phía trước.”
Báo cáo cho rằng trật tự thế giới về các thị trường giàu có đang nghiêng về phía các nền kinh tế đang nổi, vốn được dự kiến sẽ thế chỗ của các đối tác Tây Âu để tiến lên.
Nhóm 10 thị trường giàu nhất thế giới tính theo số tỷ phủ đôla (USD) đến cuối năm 2011 xếp theo thứ tự là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Đức, Italy, Canada, Pháp, Brazil và Ấn Độ.
Tuy nhiên, tổng giá trị tài sản tiền mặt mà các tỷ phú tại các nền kinh tế đang nổi gồm Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ có thể tăng gấp ba lần lên 4,6 nghìn tỷ USD vào năm 2015 so với 1,5 nghìn tỷ USD năm 2006. Đặc biệt Ấn Độ được dự đoán sẽ nhảy từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 6 vào cuối năm 2012.
Báo cáo dự đoán Mỹ vẫn đứng đầu nhóm 10 thị trường giàu nhất thế giới năm 2015; Trung Quốc đứng vị trí thứ hai; tiếp đến là Nhật Bản, Anh, Đức, Ấn Độ, Brazil, Italy, Canada và Pháp.
Tây Ban Nha bị rơi khỏi top 10 thị trường giàu nhất thế giới trong năm 2011, chủ yếu do hoạt động kinh tế của bản thân nước này yếu kém, kết hợp với sự nổi lên của Ấn Độ và Brazil. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Tây Âu và các biện pháp “khắc khổ” của Tây Ban Nha đang làm xấu thêm triển vọng kinh tế của nước này./.
Minh Lý/New Delhi (Vietnam+)