Ông R. A. Mashelkar, cựu Tổng Giám đốc Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIR) kiêm Giáo sư nghiên cứu viện quốc gia của Ấn Độ, đã suy nghĩ khá lâu và trăn trở về “chế tạo theo kiểu Gandhi” - một phiên bản của ông thay cho thuật ngữ “chế tạo tiết kiệm” do Giám đốc Điều hành Carlos Ghosn của hãng Nissan đặt ra.
Ông Malshelkar chỉ hiểu được qui mô thực sự của loại hình chế tạo này tại Ấn Độ sau khi ông sáng lập ra một giải thưởng về đổi mới công nghệ bao quát (inclusive) để tưởng nhớ người mẹ của mình. Đã có hơn một trăm đơn đề cử cho giải thưởng này đã được trao vào ngày 17/12 vừa qua. Hai tác giả cùng đoạt giải nhất đã đưa ra các giải pháp ít tốn kém cho vùng nông thôn Ấn Độ, đó là một thiết bị cầm tay để phát hiện 5 loại bệnh mắt và băng vệ sinh khô với giá bằng một phần mười giá hiện tại.
Theo ông Mashelkar, chất lượng của các đề cử rất cao. Mặc dù chế tạo tiết kiệm đã được thực hành ở Ấn Độ từ khá lâu, nhưng chỉ trong mấy năm gần đây nó mới được nhân rộng trở thành một phong trào toàn quốc. Hiện đang có nhiều dấu hiệu cho thấy loại hình chế tạo này sẽ phát triển thành một xu hướng rộng lớn trên toàn thế giới trong thế kỷ 21.
Giáo sư Soumitra Dutta, Học viện kinh doanh INSEAD, cho biết người Ấn Độ rất nhạy cảm đối với môi trường ít tài nguyên và bởi vậy họ có khả năng gắn kết hoàn cảnh của họ với đổi mới công nghệ - điều mà người phương Tây khó có khả năng làm được. Thế giới đã ghi nhận những nỗ lực đổi mới với chi phí rất tiết kiệm của Ấn Độ sau khi cho ra đời loại xe Tata Nano với chi phí cực thấp (ULCC-ultra low-cost car).
Trên thực tế, trước khi xe Nano ra đời thì rất ít nhà lãnh đạo trên thế giới tin rằng có thể sản xuất ra một chiếc xe hơi với giá chỉ vào khoảng 2.000 USD. Thế mà bây giờ loại xe ULCC của Tata đang là đề tài của nhiều công trình nghiên cứu, là tên của một cuốn sách mới và một thuật ngữ phổ biến mới được gọi là “Đổi mới Nano” (Nanovation), do hai vị diễn giả nhiệt tình đồng thời là tác giả nổi tiếng hàng đầu là Kevin và Jackie Freiberg sáng tạo ra.
Xe Nano đã tạo nguồn cảm hứng cho một số đổi mới công nghệ có chi phí thấp khác nữa của Ấn Độ như tủ lạnh và máy tính bảng giá rẻ, các kỹ thuật y tế chi phí thấp... Theo ông H. R. Bhojwani, cựu Giám đốc chương trình Tài sản trí tuệ của CSIR và hiện là Cố vấn cho ông Kapil Sibal, Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ thông tin, thì ý tưởng sản phẩm đổi mới công nghệ với chi phí thấp sẽ còn tồn tại lâu, thậm chí nếu các sản phẩm của thế hệ đầu không thành công thì các thế hệ sau sẽ làm nên điều đó.
Khái niệm chế tạo tiết kiệm đã lan rộng sang các công ty đa quốc gia có cơ sở nghiên cứu-triển khai (R&D) mạnh tại Ấn Độ. Công ty Johnson & Johnson đã phát triển các vật thể cấy ghép đầu gối với chi phí thấp và ghim dập có thể tái sử dụng; hãng Roche Diagnostics cho ra đời một thiết bị kiểm tra tim mạch cho vùng nông thôn Ấn Độ và General Electric (GE) giới thiệu máy điện tâm đồ cầm tay cùng các thiết bị khác tương tự.
GE cũng đã tạo nên một loạt thiết bị y tế dành cho vùng nông thôn Ấn Độ hiện đang được bán tại hơn 100 quốc gia. Giám đốc điều hành Jeffrey Immelt đã đặt ra thuật ngữ “đổi mới ngược lại” để ám chỉ quá trình phát triển các sản phẩm tại Ấn Độ phục vụ cho thị trường toàn cầu.
Ông Navi Radjou, Giám đốc điều hành Trung tâm Kinh doanh Ấn Độ và toàn cầu thuộc trường Đại học Cambridge cho biết, tiết kiệm ở đây không chỉ có nghĩa là giá thành thấp, mà còn có nghĩa là có giá trị cao hơn. Sự kết hợp giữa chi phí thấp và giá trị cao sẽ làm lợi cho các ngành công nghiệp như ngành dược phẩm đang phải đấu tranh với chi phí cao nhưng hiệu quả nghiên cứu-triển khai lại giảm dần, hay ngành ôtô đang phải dịch chuyển từ những loại xe lớn tốn kém nhiên liệu sang loại xe sử dụng tiết kiệm nhiên liệu.
Giáo sư hóa học George Whitesead tại trường Đại học Harvard cho rằng giới khoa học cần phải học hỏi từ Ấn Độ. Ông đã viết trên tạp chí "Science" như sau: “Khoa học phương Tây, đặc biệt là khoa học hàn lâm, hay bị ám ảnh bởi những thứ cao cấp và thường bị tách rời đối với công nghệ". /.
Ông Malshelkar chỉ hiểu được qui mô thực sự của loại hình chế tạo này tại Ấn Độ sau khi ông sáng lập ra một giải thưởng về đổi mới công nghệ bao quát (inclusive) để tưởng nhớ người mẹ của mình. Đã có hơn một trăm đơn đề cử cho giải thưởng này đã được trao vào ngày 17/12 vừa qua. Hai tác giả cùng đoạt giải nhất đã đưa ra các giải pháp ít tốn kém cho vùng nông thôn Ấn Độ, đó là một thiết bị cầm tay để phát hiện 5 loại bệnh mắt và băng vệ sinh khô với giá bằng một phần mười giá hiện tại.
Theo ông Mashelkar, chất lượng của các đề cử rất cao. Mặc dù chế tạo tiết kiệm đã được thực hành ở Ấn Độ từ khá lâu, nhưng chỉ trong mấy năm gần đây nó mới được nhân rộng trở thành một phong trào toàn quốc. Hiện đang có nhiều dấu hiệu cho thấy loại hình chế tạo này sẽ phát triển thành một xu hướng rộng lớn trên toàn thế giới trong thế kỷ 21.
Giáo sư Soumitra Dutta, Học viện kinh doanh INSEAD, cho biết người Ấn Độ rất nhạy cảm đối với môi trường ít tài nguyên và bởi vậy họ có khả năng gắn kết hoàn cảnh của họ với đổi mới công nghệ - điều mà người phương Tây khó có khả năng làm được. Thế giới đã ghi nhận những nỗ lực đổi mới với chi phí rất tiết kiệm của Ấn Độ sau khi cho ra đời loại xe Tata Nano với chi phí cực thấp (ULCC-ultra low-cost car).
Trên thực tế, trước khi xe Nano ra đời thì rất ít nhà lãnh đạo trên thế giới tin rằng có thể sản xuất ra một chiếc xe hơi với giá chỉ vào khoảng 2.000 USD. Thế mà bây giờ loại xe ULCC của Tata đang là đề tài của nhiều công trình nghiên cứu, là tên của một cuốn sách mới và một thuật ngữ phổ biến mới được gọi là “Đổi mới Nano” (Nanovation), do hai vị diễn giả nhiệt tình đồng thời là tác giả nổi tiếng hàng đầu là Kevin và Jackie Freiberg sáng tạo ra.
Xe Nano đã tạo nguồn cảm hứng cho một số đổi mới công nghệ có chi phí thấp khác nữa của Ấn Độ như tủ lạnh và máy tính bảng giá rẻ, các kỹ thuật y tế chi phí thấp... Theo ông H. R. Bhojwani, cựu Giám đốc chương trình Tài sản trí tuệ của CSIR và hiện là Cố vấn cho ông Kapil Sibal, Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ thông tin, thì ý tưởng sản phẩm đổi mới công nghệ với chi phí thấp sẽ còn tồn tại lâu, thậm chí nếu các sản phẩm của thế hệ đầu không thành công thì các thế hệ sau sẽ làm nên điều đó.
Khái niệm chế tạo tiết kiệm đã lan rộng sang các công ty đa quốc gia có cơ sở nghiên cứu-triển khai (R&D) mạnh tại Ấn Độ. Công ty Johnson & Johnson đã phát triển các vật thể cấy ghép đầu gối với chi phí thấp và ghim dập có thể tái sử dụng; hãng Roche Diagnostics cho ra đời một thiết bị kiểm tra tim mạch cho vùng nông thôn Ấn Độ và General Electric (GE) giới thiệu máy điện tâm đồ cầm tay cùng các thiết bị khác tương tự.
GE cũng đã tạo nên một loạt thiết bị y tế dành cho vùng nông thôn Ấn Độ hiện đang được bán tại hơn 100 quốc gia. Giám đốc điều hành Jeffrey Immelt đã đặt ra thuật ngữ “đổi mới ngược lại” để ám chỉ quá trình phát triển các sản phẩm tại Ấn Độ phục vụ cho thị trường toàn cầu.
Ông Navi Radjou, Giám đốc điều hành Trung tâm Kinh doanh Ấn Độ và toàn cầu thuộc trường Đại học Cambridge cho biết, tiết kiệm ở đây không chỉ có nghĩa là giá thành thấp, mà còn có nghĩa là có giá trị cao hơn. Sự kết hợp giữa chi phí thấp và giá trị cao sẽ làm lợi cho các ngành công nghiệp như ngành dược phẩm đang phải đấu tranh với chi phí cao nhưng hiệu quả nghiên cứu-triển khai lại giảm dần, hay ngành ôtô đang phải dịch chuyển từ những loại xe lớn tốn kém nhiên liệu sang loại xe sử dụng tiết kiệm nhiên liệu.
Giáo sư hóa học George Whitesead tại trường Đại học Harvard cho rằng giới khoa học cần phải học hỏi từ Ấn Độ. Ông đã viết trên tạp chí "Science" như sau: “Khoa học phương Tây, đặc biệt là khoa học hàn lâm, hay bị ám ảnh bởi những thứ cao cấp và thường bị tách rời đối với công nghệ". /.
Nguyễn Tiến Hiến/New Delhi (Vietnam+)