Ấn Độ tham gia cơ chế chống phổ biến tên lửa đạn đạo toàn cầu

Ấn Độ đã tham gia cơ chế chống phổ biến tên lửa đạn đạo toàn cầu, song nêu rõ việc này sẽ không có tác động gì đến an ninh quốc gia cũng như các chương trình tên lửa của nước này.
Ấn Độ tham gia cơ chế chống phổ biến tên lửa đạn đạo toàn cầu ảnh 1Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo Agni-V năm 2013. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ấn Độ ngày 2/6 đã tham gia cơ chế chống phổ biến tên lửa đạn đạo toàn cầu, song nêu rõ việc này sẽ không có tác động gì đến an ninh quốc gia cũng như các chương trình tên lửa của nước này.

Phát biểu với các phóng viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup cho biết Ấn Độ tham gia Bộ luật Hague về quy tắc ứng xử chống phổ biến tên lửa đạn đạo (HCoC) khi đã thông báo cho ban thư ký điều hành HCoC ở Vienna (Áo) thông qua các kênh ngoại giao.

Ông Swarup cho hay nỗ lực của Ấn Độ tham gia Cơ chế kiểm soát công nghệ tên lửa đang đi “đúng hướng” và dự kiến sẽ “sớm” kết thúc tiến trình có được tư cách thành viên.

Trả lời khi được hỏi về việc liệu Ấn Độ tham gia HCoC có đồng nghĩa với việc New Delhi phải từ bỏ chương trình tên lửa Agni của mình hay không, ông Swarup khẳng định lợi ích an ninh của Ấn Độ sẽ không bị ảnh hưởng cho dù nước này tham gia HCoC.

Ông cho rằng Ấn Độ tham gia cơ chế này để thể hiện sự sẵn sàng của New Delhi trong việc tăng cường hơn nữa các mục tiêu không phổ biến vũ khí toàn cầu.

HCoC là một cơ chế xây dựng lòng tin và minh bạch quốc tế tự nguyện, không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục