Ăn kiêng kích thích các tế bào não tự ăn chính mình

Người ăn kiêng phải chiến đấu để giảm cân vì sự thiếu hụt dinh dưỡng kích thích tế bào não của họ tự ăn chúng, tạo cảm giác đói hơn.
Nhóm các nhà nghiên cứu của trường Y Albert Einstein thuộc Đại họcYeshiva ở New York, Mỹ, cho biết người ăn kiêng phải chiến đấu để giảm cân vì sự thiếu hụt dinh dưỡng kích thích các tế bào não của họ tự ăn chúng, tạo cảm giác đói mãnh liệt hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể người, các tế bào não sẽ tự ăn chính mình như là nguồn năng lượng cuối cùng để chống lại cơn đói. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản xuất ra các axit béo, và lại trở thành dấu hiệu của cơn đói ở não làm gia tăng sự thèm ăn.

Nhóm nghiên cứu trên, do tiến sỹ Rajat Singh đứng đầu, nói rằng các phát hiện này có thể đem tới các phương pháp điều trị giảm cân một cách khoa học mới.

Các thí nghiệm ở chuột cho thấy việc ngăn các tế bào não tự ăn chúng - hay còn gọi là quá trình tự ăn, kìm hãm sự gia tăng các mức độ của cơn đói.

Theo các nhà nghiên cứu trên, sự thay đổi hóa chất trong bộ não khiến cho những chú chuột này trở nên nhẹ hơn và gầy đi sau một giai đoạn tuyệt thực.

Tiến sỹ Rajat Singh cho hay: “Một chuỗi các phản ứng hóa sinh đóng vai trò thực sự quan trong đối với mỗi tế bào để chuyển các thành phần thành một quá trình điều khiển cần thiết để kích thích sự thèm ăn. Do đó, các phương pháp điều trị giảm cân nhằm vào chuỗi các phản ứng hóa sinh này có thể khiến bạn bớt đói hơn và tiêu hao nhiều chất béo hơn, đây là một các hữu hiệu để duy trì cân bằng năng lượng trong thế giới mà các calo còn đang dư thừa”./.

Anh Minh (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục